Chào Luật sư, Hiện nay chồng tôi còn tiền trong tài khoản ngân hàng nhưng do làm ăn kinh tế chồng tôi bị bắt tạm giam nên không thể rút số tiền đó từ ngân hàng ra. Vậy cho tôi hỏi tôi cần phải làm thủ tục gì để chồng tôi ủy quyền cho tôi rút số tiền đó từ ngân hàng? Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Vì trường hợp tạm giam trên này bạn không nêu rõ là đang bị tạm giam trong giai đoạn nào của thủ tục tố tụng Hình sự: Tạm giam trong giai đoạn điều tra, tạm giam trong giai đoạn truy tố hay tạm giam trong giai đoạn xét xử? Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Tạm giam theo quy định của pháp luật
Theo cách giải thích tại Khoản 2, Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; có quy định về cách hiểu của người bị tạm giam như sau: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ; trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; bao gồm bị can, bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình; mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.”
Tạm giam là gì?
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất; trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Các biện pháp khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo chỉ ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại; hoặc quyền và lợi ích về tài sản; mà không ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân; như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp.
Còn các biện pháp bắt, tạm giữ cũng là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc; nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân nhưng thời gian hạn chế quyền tự do; trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt người; hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.
Căn cứ theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4, Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; có quy định về các trường hợp bắt tạm giam như sau:
“Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng; mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm; khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền?
Đối với vấn đề này chúng tôi xin đưa ra 02 hướng tư vấn như sau:
Trường hợp 1:
Số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn.
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Theo quy định của pháp luật, ủy quyền là việc cho phép người khác nhân danh mình để thực hiện một công việc nào đó.
Ủy quyền rút tiền trong tài khoản ngân hàng cũng như vậy, trong trường hợp khách hàng gửi tiền ngân hàng nhưng đến khi đến hạn tất toán hợp đồng, khách hàng vì một số lý do nào đó mà không thể đến ngân hàng làm thủ tục tất toán thì có thể làm thủ tục ủy quyền rút tiền. Người được ủy quyền có thể thay thế người gửi tiền làm các thủ tục tất toán.
Như vậy, trong trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng của chồng hoàn toàn không liên quan đến công việc làm ăn. Trường hợp gia đình muốn rút tiền từ tài khoản ngân hàng của chồng bạn thì chồng bạn có thể làm thủ tục ủy quyền khi được chấp nhận của cơ quan thụ lý vụ án và lãnh đạo trại tạm giam.
Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chồng bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.
Trường hợp 2:
Số tiền trong tài khoản của chồng bạn có liên quan đến việc làm ăn.
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:
“1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.”
– Trường hợp số tiền trong tài khoản ngân hàng không liên quan đến việc phạm tội của chồng bạn thì chồng bạn được ủy quyền cho bạn rút số tiền đó.
-Trường hợp số tiền trong tài khoản trên liên quan đến việc phạm tội của chồng bạn thì sẽ không được ủy quyền cho người khác rút số tiền này nhằm tránh trường hợp tẩu tán tài sản.
Người bị tạm giam có giao dịch bán nhà được không?
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai; người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, trường hợp nhà đất có đủ các điều kiện nêu trên thì chủ tài sản dù đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù vẫn được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, Xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền.
Xuất trình Giấy ủy quyền.
+Giấy ủy quyền được lập tại ngân hàng đó.(trường hợp này không thực hiện được)
+Giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng đó thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.(*)
Xuất trình giấy CMND hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của người được ủy quyền.
Ký vào giấy rút tiền
Lập Giấy ủy quyền.(theo mẫu đính kèm).
Liên hệ với văn phòng Công chức để tiến hành xác nhận Giấy ủy quyền.
Văn phòng Công chứng sẽ gửi Công văn xin gặp người bị tạm giam đến cơ quan quản lí người tạm giam đó.
Sau khi nhận được Công văn đồng ý cho gặp người bị tạm giam của Cơ quan có thẩm quyền, người nhà của người bị tạm giam – người nhận ủy quyền cùng với Công chứng viên của Văn phòng công chứng và Giám sát viên của trại tạm giam cùng vào gặp người bị tạm giam và tiến hành lập Giấy ủy quyền.
Việc lập hợp đồng ủy quyền thì bạn cần yêu cầu công chứng viên đến trại tạm giam nơi chị bạn bị giam giữ để phối hợp với trại tạm giam thực hiện.