Xin chào Luật sư X, ngày 10/05/2022 vì một số lý do tôi cần một số giấy tờ giấp nhưng bị người ở cơ quan A làm khó, bắt ép đưa hối lộ mới có thể hoàn thành nhanh giấy tờ đó được. Sau khi đưa số tiền hối lộ bị ép cho người của cơ quan A đó, tôi cứ lo lắng và sợ hãi mình sẽ bị bắt vì tội hối lộ. Giờ tôi phải làm sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, theo khoản 7 Điều 364 BLHS thìngười đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (TNHS). Tuy nhiên, cùng tình tiết chủ động khai báo trước khi bị phát giác nhưng có vụ thì cơ quan điều tra (CQĐT) đề nghị miễn tội, VKS yêu cầu khởi tố; có vụ thì CQĐT đề nghị truy tố, VKS lại miễn tội… Vậy tội hối lộ là gì? Người bị ép hối lộ có bị làm sao không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Tội đưa hối lộ là gì?
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“ 1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ
- Mặt khách quan:
+ Về hành vi. Có hành vi đưa của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn.
Việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.
Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp (qua người môi giới).
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
+ Dấu hiệu khác, của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.
- Khách thể:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.
- Mặt chủ quan:
Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đính của việc đưa hối lộ là để ngưòi có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội.
- Chủ thể:
Chủ thể của người đưa hối lộ là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về hình phạt:
+ Khung 1 (khoản 1)
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2 (khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Khung 3 (khoản 3)
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
+ Khung 4 (khoản 4)
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
+ Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
Trong trường hợp đưa hối lộ rồi tự thú, theo quy định tại khoản 7 điều 364 BLHS 2015 như sau:
“Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
Như vậy, trong trường hợp bạn đưa hối lộ do bị ép buộc mà đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì bạn đương nhiên không có tội và còn được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Còn trong trường hợp bạn không bị ép buộc thì bạn có thể(nghĩa là sẽ không chắc chắn) được miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa là không bị phạt tiền hay phạt cải tạo hay phạt tù và được trả lại toàn bộ hoặc một phần của để dùng hối lộ. Việc bạn có được miễn trách nhiệm hình sự hay không phụ thuộc vào sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đưa hối lộ.
Trong trường hợp người đưa hối lộ rồi tố cáo mang tính “gài bẫy” “trả thủ” hoặc đòi lại của đã đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn đã nhận hối lộ thì tính chất của sự việc đã chuyển sang một hướng khác. Vì vậy nên cần phải cân nhắc!
Nói tóm lại, việc đưa hối lộ tuy có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng trong trường hợp đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác và việc đưa hối lộ là do bị ép buộc thì được coi là không có tội và tất yếu không phải chịu hình phạt. Nhưng trong trường hợp không bị ép thì việc có được miễn trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc vào sự đánh gia của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu trong trường hợp mục đích của việc đưa hối lộ rồi tố cáo, trả thù, đòi lại tiền vì lí do nào đó thì sự việc sẽ được đánh giá theo một hướng khác và trên thực tế cũng đã có người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì tất cả những lẽ đó, cần hết sức cân nhắc khi thực hiện một hành vi pháp lý để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Thông báo lịch họp định kỳ
- Sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm?
- Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty tnhh, tra mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chưa có định nghĩa hay giải thích cụ thể về hối lộ. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Hối lộ về bản chất là mua quyền, trái pháp luật và đạo đức, nhất là đối với người nhận hối lộ. Người đưa hối lộ chắc chắn là người nắm giữ quyền lực và “bán” nó để trục lợi.
Nhầm bảo vệ triệt để người tố giác tội phạm, khuyến khích mọi người dân tố giác hành vi tiêu cực, tham nhũng, nhận hối lộ, góp phần vào việc đấu tranh, phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, nhận hối lộ.
Tội đưa hối lộ, tùy điều kiện, hình phạt cao nhất là 20 năm