Theo pháp luật, chúng ta có thể kinh doanh cửa hàng cà phê, trà sữa dưới rất nhiều loại hình đăng ký kinh doanh như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất được đa số chủ quán đăng ký khi kinh doanh quán cà phê đó là: hộ kinh doanh cá thể. Vậy những loại thuế khi mở quán cafe cần phải nộp là những loại thuế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Mở quán cafe phải đăng ký kinh doanh
Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, chính phủ giải thích, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ… sinh lợi nhưng không phải đăng ký kinh doanh, không gọi là “thương nhân” gồm:
– Buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến;
– Thực hiện các dịch vụ đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Quán cafe là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm kinh doanh cụ thể, vì vậy quán cafe bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Thuế khi mở quán cafe.
Dù là quán cafe lớn hay nhỏ thì vẫn có những loại thuế cần phải lưu ý. Theo điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh quán cafe cần phải nộp bao gồm:
(i) Thuế/lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền thuế phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi doanh nghiệp mới sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Mức nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh như sau:
– doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
– doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
– doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
– doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: được miễn.
Mức thuế môn bài đối với doanh nghiệp:
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư | Mức thuế môn bài |
Trên 10 tỷ VNĐ | 3.000.000 VNĐ/năm |
Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống | 2.000.000 VNĐ/năm |
– Chi nhánh – Văn phòng đại diện – Địa điểm kinh doanh – Đơn vị sự nghiệp – Tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 VNĐ/năm |
(ii) Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.
Vì là loại thuế gián thu nên quán cafe chỉ thay mặt khách hàng nộp loại thuế này lên cơ quan nhà nước. Người chịu thuế thực chất là người tiêu dùng.
Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất VAT là 10%.
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Số thuế VAT phải nộp = doanh thu thuế VAT x tỷ lệ thuế VAT.
(iii) Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế này tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Thuế TNCN cần phải nộp là doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN
Đối với kinh doanh quán cafe, thuế TNCN tỷ lệ là 1%.
Trong trường hợp doanh thu quán cafe dưới 100 triệu/ năm thì không phải nộp thuế VAT và thuế TNCN.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cho quán cafe
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
* Thành phần hồ sơ
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
* Nơi nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
* Thời gian làm thủ tục
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
* Lệ phí giải quyết
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố.
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, tất cả các cơ sở có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép an toàn thực phẩm, trừ một số cơ sở. Trong đó khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Quán cafe nếu được cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì được coi là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Vì vậy, quán cafe nếu đăng ký hộ kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp theo những cách nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những loại thuế khi mở quán cafe cần phải nộp năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để đảm báo doanh nghiệp nộp thuế môn bài đúng hạn theo quy định pháp luật thì Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định mức phạt đối với những trường hợp chậm nộp thuế môn bài được tính theo công thức sau: Số tiền phạt= Số tiền chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
“Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 5%
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 5%.