Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Các loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay là gì? Vai trò của doanh nghiệp lữ hành như thế nào?
Cùng Luật sư X tìm hiểu ác loại hình doanh nghiệp lữ hành hiện nay qua bài viết dưới đây.
Các loại hình doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm chương trình du lịch (Tour) hoàn chỉnh, thông qua mạng lưới đại lí du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách.
Ở Việt Nam công ty lữ hành được định nghĩa là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.
Theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành gồm hai loại: Công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa.
– Công ty lữ hành quốc tế
Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài;
Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho công ty lữ hành nội địa.
– Công ty lữ hành nội địa
Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể phân loại doanh nghiệp lữ hành theo các loại sau đây:
- Công ty lữ hành gửi khách (Outgoing T.O): được tổ chức thành lập tại những nơi có nguồn khách lớn nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến nhũng điểm du lịch nổi tiếng.
- Công ty lữ hành nhận khách (Incoming T.O): được thành lập gần các vùng có tài nguyên du lịch hấp dẫn, đón nhận và phục vụ khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách đưa đến.
- Công ty lữ hành tổng hợp (General T.O): thực hiện các chức năng của T.o gửi khách và Công ty lữ hành nhận khách. Nó vừa trực tiếp khai thác nguồn khách vừa đảm nhận cả việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Mô hình này mới được xuất hiện vào những thập niên cuối thế kỷ XX do giai đoạn này xuất hiện những công ty du lịch đa quốc gia có tiềm lực kinh tế rất lớn, có thể đảm nhận vai trò thu hút và tiến hành phục vụ khách du lịch.
Trên thực tế, ranh giới giữa các loại hình công ty lữ hành không thật sự rõ ràng và có xu hưởng bị mờ dần. Các công ty lữ hành thuần tuý có xu hướng mở rộng sang kinh doanh đại lý du lịch và các dịch vụ du lịch khác. Các công ty lữ hành gửi khá có xu hướng thành lập các văn phòng, chi nhánh, hoặc công ty con tại các điểm đến quan trọng.
Chức năng của doanh nghiệp lữ hành
Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch. Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:
-Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.
– Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí… thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.
– Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.
Điều kiện kinh doanh doanh nghiệp lữ hành
Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
- Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được qui định tại khoản 1 điều 47 của Luật Du lịch.
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
- Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
- Có tiền kí quĩ theo qui định của Chính phủ.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
- Có đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền.
- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được qui định tại điều 39 và điều 40 của Luật Du lịch.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ thủ tục cấp giấy phép lữ hành quốc tế mới nhất năm 2021
- Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 2021
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế, dịch vụ giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó.
– Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ.
– Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất.
– Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách.
– Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó.
– Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành.
– Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuyếch trương của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch quốc tế.
Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương. Điều này sẽ giúp dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây.