Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Theo quy định pháp luật có nhiều loại con dấu. Tuy nhiên theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định đối với con dấu của từng loại hình doanh nghiệp. Vậy cách đóng dấu hộ kinh doanh cá thể sẽ thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X nhé!
Hộ kinh doanh có con dấu không?
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
Căn cứ vào quy định trên, pháp luật không bắt buộc hộ kinh doanh phải có con dấu. Cho nên, tùy vào nhu cầu của hộ kinh doanh, mỗi hộ kinh doanh sẽ có những lựa chọn riêng.
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể vẫn có con dấu nhằm mục đích cung cấp thông tin, thay thế phần thông tin, thay thế phần chữ ký.
Mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể
Con dấu hộ kinh doanh cá thể chỉ cần có 3 thông tin cơ bản như sau :
- Tên hộ kinh doanh.
- Mã số thuế.
- Địa chỉ hộ kinh doanh.
Mục đích sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể
Khi hộ kinh doanh cần xuất hóa đơn bán hàng mua ở cơ quan thuế quản lý thì theo quy định thủ tục thực hiện cần con dấu mã số thuế để đóng vào trên hóa đơn.
Vị trí đóng dấu mã số thuế trên hóa đơn là ngay tại thông tin của bên bán hàng khi sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể.
Quy định pháp luật về con dấu
Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về Công tác văn thư quy định:
“Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.”
Về việc quản lý và sử dụng con dấu, tại khoản 9 Điều 24 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng con dấu cũng có quy định:
“9. Con dấu đang sử dụng bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc có thay đổi tổ chức, đổi tên thì phải thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu, nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu.”
Hồ sơ mua hóa đơn ở cơ quan thuế
- Đơn để nghị mua hóa đơn (theo mẫu 3.3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014),
- Bản cam kết (theo mẫu 3.16 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014),
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản sao)
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đi mua hóa đơn.
- Nếu người mua không phải chủ hộ kinh doanh thì phải có giấy ủy quyền kèm theo.
Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Trước tiên các hóa đơn mua ở cơ quan thuế đã được thông báo phát hành cho nên hộ kinh doanh không cần làm nữa.
Sau khi đã mua hóa đơn, hộ kinh doanh phải có nghĩa vụ lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý cho cơ quan thuế bằng mẫu BC26/AC của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 .
Thời gian báo cáo là 30 ngày đầu của quý liền kề quý cần báo cáo.
- Quý 1 là từ 1/4 đến 30/4,
- Quý 2 là từ 1/7 đến 30/7.
- Quý 3 là từ 1/10 đến 30/10
- Quý 4 là từ 1/1 đến 30/1 của năm sau.
Phân biệt dấu tròn và dấu vuông khác nhau như thế nào?
Dấu tròn thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý do doanh nghiệp phát hành. Đây là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, chỉ được sử dụng khi được cấp giấy chứng nhận.
Dấu vuông là các loại như dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định sử dụng con dấu đối với các loại hình doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh. Việc sử dụng con dấu không còn bắt buộc như trước đây theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách đóng dấu hộ kinh doanh cá thể”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, thành lập cty… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Theo quy định pháp luật có nhiều loại con dấu.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ không bắt buộc phải có con dấu riêng mà tùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ hộ kinh doanh.