Hôn nhân là một định chế lâu đời nhất có từ khi con người biết kết ước với nhau để cùng nhau chung sống thành một cộng đồng. Vì thế mà hôn nhân không chỉ tồn tại hay có giá trị từ khi có Kitô Giáo mà theo Kinh Thánh, đã có từ lúc thuở Thiên Chúa tạo dựng con người. Như vậy hôn nhân là việc Thiên Chúa liên kết hai người nam và nữ để họ nên vợ nên chồng. Vậy hôn nhân tự nhiên và hôn nhân Công giáo giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Điểm giống nhau giữa hôn nhân tự nhiên và hôn nhân Công giáo
Hôn nhân không phải là một định chế mới của Kitô giáo. Đó là một định chế tự nhiên của nhân loại. Đức Kitô không sáng lập định chế hôn nhân; nhưng Người khôi phục lại các giá trị đã bị lu mờ sau khi con người phạm tội; hay vì “lòng chai dạ đá” của con người; như Chúa Giêsu đã từng trả lời cho những người Pharisêu: “Vì các ông lòng chai dạ đá; nên ông Môsê đã cho các ông phép rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu”. Và Chúa Giêsu còn khẳng định mạnh mẽ; “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không được phân ly”.
Như vậy những đặc tính đơn nhất (một vợ một chồng); và bất khả phân ly đâu phải là đặc tính riêng của hôn nhân Kitô giáo; mà là của tất cả các cuộc hôn nhân thành sự kể cả hôn nhân tự nhiên.
Những đặc tính đơn nhất (một vợ một chồng) và bất khả phân ly; đâu phải là đặc tính riêng của hôn nhân Kitô giáo; mà là của tất cả các cuộc hôn nhân thành sự kể cả hôn nhân tự nhiên.
Thực ra, tất cả mọi hôn nhân dù là Công giáo hay ngoại giáo khi đã thành sự; (có sự ưng thuận và cử hành cách công khai) thì đều được nhìn nhận có giá trị. Những đặc tính đơn nhất (một vợ một chồng) và bất khả phân ly; là những đặc tính chính yếu của tất cả mọi hôn nhân.
Thiết tưởng cũng phải lưu ý thêm rằng hôn nhân ngoài Kitô giáo dù không phải là bí tích; cũng mang tính thánh thiêng vì đã được Thiên Chúa chúc lành từ ban đầu (St 1,28). Những hôn nhân này được gọi là hôn nhân tự nhiên.
Điểm khác nhau giữa Hôn nhân tự nhiên và hôn nhân Công giáo
Hôn nhân là một định chế lâu đời nhất; có từ khi con người biết kết ước với nhau để cùng nhau chung sống thành một cộng đồng. Vì thế mà hôn nhân không chỉ tồn tại hay có giá trị từ khi có Kitô Giáo; mà theo Kinh Thánh, đã có từ lúc thuở Thiên Chúa tạo dựng con người. Như vậy hôn nhân là việc Thiên Chúa liên kết hai người nam và nữ; để họ nên vợ nên chồng. Chúa Giêsu cũng đã tái khẳng định điều này; khi tuyên bố : thuở ban đầu Đấng tạo hóa đã làm ra con người có nam có nữ…Vì thế người ta sẽ lìa bỏ cha mẹ; mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt….
Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp ,loài người không được phân ly. Điều Chúa Giêsu nói không chỉ dành cho hôn nhân Công Giáo mà cho tất cả mọi cuộc hôn nhân. Như vậy tất cả các cuộc hôn nhân dù là hôn nhân ngoại giáo; cũng đều mang những đặc tính chính yếu là đơn nhất; tức là một vợ một chồng và bất khả phân ly như Công Đồng Tridentino đã định tín; “Mọi hôn nhân hợp pháp do luật tự nhiên và thiên định đều vĩnh viễn và bất khả phân ly”. Tức là hôn nhân của những người lương nếu không có ngăn trở; theo luật tự nhiên và thiên luật thì được coi là thành sự.
Về mặt pháp lý thì hôn nhân Kitô giáo đã thành sự; nghĩa là đã thành nhận và hoàn hợp; thì không thể nào tháo gỡ được do bất cứ quyền bính nhân loại nào; và vì bất cứ lý do gì, trừ lý do tử vong (x. Giáo Luật, đ. 1141).
Còn hôn nhân tự nhiên thì có thể được tháo gỡ do bởi đặc ân; gọi là Đặc ân Thánh Phaolô cho phép người theo đạo được tái hôn; nếu người chồng (hoặc vợ ngoại giáo) không muốn tiếp tục chung sống; hoặc có thể được tháo gỡ do đặc ân vì lợi ích đức tin; còn gọi là Đặc ân Thánh Phêrô là đặc ân mà Đức Giáo Hoàng dùng quyền Tông đồ; để tháo gỡ một hôn nhân không bí tích cho phép một người đã kết hôn được tái hôn.
Vì thế, hôn nhân tự nhiên vẫn có giá trị; với những đặc tính chính yếu như hôn nhân Kitô giáo. Như thế, những người ngoại giáo cũng không thể tùy tiện bỏ vợ; hoặc chồng rồi theo đạo để kết hôn với người Công giáo. Dù họ đã ly dị về mặt dân sự thì dây hôn nhân vẫn còn ràng buộc; nên nếu họ không xin được những đặc ân vì lợi ích đức tin; thì không thể tái kết hôn được.
Đặc tính của hôn nhân Công giáo
Tình yêu giữa hai vợ chồng Công giáo có ý nghĩa rất phong phú và sâu sắc; vì bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa; và rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Tình yêu đó có hai đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly.
Tính đơn nhất
Đơn nhất nghĩa là một vợ một chồng. “Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi sự đơn nhất và bất khả phân ly. “Họ không còn phải là hai, nhưng là một xương một thịt”. Họ được mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp thông với nhau; qua việc mỗi ngày trung thành sống lời cam kết hôn nhân, là trao hiến trọn vẹn cho nhau. Sự hiệp thông này được củng cố, thanh luyện và hoàn thiện; nhờ bí tích Hôn phối đem lại sự hiệp thông trong Đức Kitô. Sự hiệp thông này càng thâm sâu hơn nhờ cùng chia sẻ một đức tin và cùng đón nhận Mình Thánh Chúa.”
“Phải nhìn nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trong tình tương thân tương ái trọn vẹn; để nhờ đó biểu hiện rõ ràng tính đơn nhất của hôn nhân đã được Đức Kitô xác nhận. Đa thê là đi ngược với tình yêu vợ chồng, cũng như với sự bình đẳng giữa hai vợ chồng”.
Tính bất khả phân ly
Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. “Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thủy chính là; sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước, và sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng được ban ơn để diễn tả; và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích; tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn.”
Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng như lợi ích của con cái; buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau.
Chung thuỷ suốt đời với người phối ngẫu; là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo; đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay; khi mà ly dị thường được coi là giải pháp bình thường cho những khó khăn; hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trường hợp, chung thuỷ là một thách đố lớn lao; và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà thôi thì không đủ. Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng; sự liên kết với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ; mà còn là kết quả của ơn Chúa.
Mời bạn xem thêm:
- Luật hôn nhân gia đình khi vợ ngoại tình
- Năm 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?
- Nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hôn nhân tự nhiên và hôn nhân Công giáo giống và khác nhau ở điểm nào”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngưng công ty; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, mẫu đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty uy tín… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong Công giáo Rôma, hôn nhân được gọi là Bí tích Hôn phối, đây là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền. Theo quan điểm tôn giáo, sự tác hợp này là duy nhất và vĩnh viễn trong suốt cuộc đời mỗi người phối ngẫu trong cuộc hôn nhân đó. Giáo luật Công giáo quy định cụ thể về Bí tích Hôn phối từ điều 1055 đến điều 1065. Vấn đề sinh sản và giáo dưỡng con cái cũng được coi là một yếu tố quan trọng kèm theo trong một cuộc hôn nhân Công giáo.
Về mặt pháp lý thì hôn nhân Kitô giáo đã thành sự nghĩa là đã thành nhận và hoàn hợp (ratum et consummatum) thì không thể nào tháo gỡ được do bất cứ quyền bính nhân loại nào và vì bất cứ lý do gì, trừ lý do tử vong (x. Giáo Luật, đ. 1141).
Còn hôn nhân tự nhiên thì có thể được tháo gỡ do bởi đặc ân gọi là Đặc ân Thánh Phaolô cho phép người theo đạo được tái hôn nếu người chồng (hoặc vợ ngoại giáo) không muốn tiếp tục chung sống; hoặc có thể được tháo gỡ do đặc ân vì lợi ích đức tin còn gọi là Đặc ân Thánh Phêrô là đặc ân mà Đức Giáo Hoàng dùng quyền Tông đồ để tháo gỡ một hôn nhân không bí tích cho phép một người đã kết hôn được tái hôn.
Vì thế, hôn nhân tự nhiên vẫn có giá trị với những đặc tính chính yếu như hôn nhân Kitô giáo. Như thế, những người ngoại giáo cũng không thể tùy tiện bỏ vợ hoặc chồng rồi theo đạo để kết hôn với người Công giáo. Dù họ đã ly dị về mặt dân sự thì dây hôn nhân vẫn còn ràng buộc nên nếu họ không xin được những đặc ân vì lợi ích đức tin thì không thể tái kết hôn được.