Chào Luật sư, hiện tại tôi phát hiện chồng tôi đang ngoại tình. Ngoài mặt anh ấy vẫn ngọt ngào với vợ, thương con nhưng sau lưng lại có người phụ nữ khác. Tôi cảm thấy rất bối rối vì anh ấy vẫn thường xuyên giúp tôi làm việc nhà, chăm con. Không biết tôi làm lớn chuyện để anh ấy quay về với gia đình có bị ảnh hưởng gì không? Nếu muốn ly hôn thì nên làm gì? Xử lý ngoại tình dưới góc độ pháp luật thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thời gian qua, các vụ “ngoại tình” xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng. Đa phần mọi người đều bàn tán vụ việc dưới khía cạnh văn hóa hơn là quan tâm đến hậu quả pháp lý liên quan đến “ngoại tình”. Để biết thêm thông tin, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết này nhé:
Căn cứ pháp lý
Ngoại tình có được xem là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Trước tiên, cần hiểu rằng ngoại tình là cách gọi được mọi người sử dụng phổ biến trong đời sống, không phải là một ngôn ngữ pháp lý và không xuất hiện trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, ngoại tình có thể được hiểu là hành vi của một người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật Việt Nam là một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Đồng thời, tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ cấm hành vi:
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Do đó, ngoại tình được xem là một hành vi vi phạm pháp luật.
Thế nào là bằng chứng ngoại tình?
Bằng chứng ngoại tình là những chứng cứ chứng minh việc ngoại tình của vợ hoặc chồng hoặc cả 2 người. Tuy nhiên không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Như vậy, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, phải là những gì có thật, những bằng chứng giả tạo, không có thật sẽ bị bác bỏ và có thể bị phạt nếu giao nộp trước Tòa.
Xử lý ngoại tình dưới góc độ pháp luật thế nào?
Xử phạt hành chính
Hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 59, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;…..
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
Như vậy, tùy mức độ vi phạm và hậu quả để lại của hành vi “ngoại tình” người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015; sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Trách nhiệm hình sự
Nếu mức độ nguy hiểm của hành vi này lớn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tội này có các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tin nhắn Zalo facebook có được coi là bằng chứng ngoại tình không?
Các loại thông tin này nằm trong nhóm tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được. Vì vậy, chúng vẫn có thể được xếp vào nhóm chứng cứ ngoại tình hợp pháp tại tòa án. Trong các cuộc tranh tụng ngoại tình hay ly hôn, việc chuẩn bị bằng chứng là hết sức cần thiết. Điều quan trọng là bạn cần chứng minh được chủ tài khoản đó tương ứng với chồng/ vợ và nhân tình. Việc thu thập chứng cứ phải đảm bảo hợp pháp và minh bạch mới được công nhận đúng luật.
Một tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được trở thành chứng cứ ngoại tình đúng luật khi:
+ Tin nhắn thể hiện được nội dung cuộc trò chuyện của vợ/ chồng và người thứ 3. Nội dung phản ánh chính xác, chân thật mối quan hệ tình cảm ngoại tình với nhau.
+ Số điện thoại, tài khoản zalo, facebook phải được xác minh là chính chủ. Bạn cần thực hiện các xác minh, công chứng để khẳng định số điện thoại và tài khoản dùng để nhắn tin kia là chồng/ vợ mình.
Tin nhắn zalo facebook sẽ không được coi là bằng chứng ngoại tình đúng luật nếu thiếu một trong hai yếu tố kể trên. Vì vậy, bạn cần cẩn thận trong việc lấy chứng cứ và xác minh chứng cứ. Đừng để tài liệu mình thu thập vất vả trở nên vô ích trước toà.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Làm visa ở đâu Hà Nội?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử lý ngoại tình dưới góc độ pháp luật thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế, xin giấy phép bay flycam hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Áp dụng khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Dù đang có vợ hoặc chồng nhưng vẫn kết hôn với một người khác
Chưa có vợ hoặc chồng nhưng kết hôn với người mà mình biết rõ là họ đang có gia đình
Đang có vợ/ chồng nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với một người khác
Chưa có vợ hoặc chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là họ đang có vợ hoặc chồng.
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Như vậy mức phạt tiền co nhất đối với hành vi ngoại tình là 5 triệu đồng.
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.