Chào Luật sư, hiện tại tôi vẫn còn độc thân. Tuần trước, người yêu cũ từ nước ngoài về yêu cầu gặp mặt tôi. Cô ấy có dắt theo một đứa bé và nói rằng đó là con trai tôi. Tôi vẫn bán tính bán nghi nhưng cũng không dám thẳng thừng từ chối vì có mặt đứa bé ở đó. Chúng tôi đã chia tay được 3 năm và giờ tôi cũng có người yêu. Tôi còn dự định lấy vợ thì gặp phải chuyện thế này. Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống hiện nay thế nào? Tôi cần làm gì để xác minh đây có phải là con ruột tôi hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP đã quy định khá rõ ràng, đáp ứng yêu cầu thực tế, nhất là các trường hợp khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Để giải đáp thắc mắc trên của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quan hệ huyết thống là gì?
Quan hệ huyết thống là mối quan hệ giữa những người cùng dòng họ, có quan hệ máu mủ ruột thịt với nhau. Hay còn gọi là quan hệ giữa các cá thể có chung tổ tiên (cũng gọi là có chung dòng máu với nhau).
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau, ví dụ như mẹ, con, cháu, chắt.
Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống hiện nay thế nào?
Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.ADVERTISINGX
Thông thường, các văn bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha, mẹ, con đều dựa trên kết luận giám định ADN. Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật, kết quả đăng ký hộ tịch nhận cha, mẹ, con sẽ bị hủy.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời được xác định như thế nào?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:
– Cha mẹ là đời thứ nhất
– Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai
– Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì ta xác định như sau:
Ông bà cụ nội là người sinh ra bà nội bạn và bà nội của bạn trai bạn là đời thứ nhất.
Bà nội bạn và bà nội của bạn trai bạn là đời thứ hai.
Mẹ của bạn và mẹ bạn trai bạn là đời thứ ba.
Bạn và bạn trai bạn là đời thứ tư.
Hôn nhân cận huyết thống là gì?
Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông đã và đang đem đến nhiều hệ lụy. Vì thế, đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Pháp luật hiện hành của nhà nước ta đã có những quy định và xử lý đối với hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Kết hôn cận huyết thống bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Xử lý hình sự
Liên quan đến hôn nhân cận huyết thống Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
- Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu để hưởng chế độ bảo hiểm?
- Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?
- Quan hệ với người cùng huyết thống phạm tội gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống hiện nay thế nào?”.
Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, quyết định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bởi vì khi kết hôn giữa những người có họ hàng gần thì đời con có tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình.
– Ảnh hưởng về sức khỏe đối với những đứa trẻ được sinh ra. Những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ cận huyết thống có nguy cơ suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại. Đồng thời, dễ mắc các bệnh di truyền bởi quan hệ cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.
– Ảnh hưởng đối với với xã hội.Bên cạnh hậu quả đối với cá nhân đứa trẻ sinh ra; việc quan hệ cùng huyết thống còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa; đạo đức gia đình; làm xói mòn, biến đổi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trường hợp quan hệ tự nguyện
Nếu tự nguyện quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống; người thực hiện có thể bị xử lý về Tội loạn luân.
Trường hợp cưỡng ép quan hệ trái ý muốn
– Tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.