Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người dân làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng vẫn chưa nhận được. Vậy khi chưa nhận được CCCD gắn chip, dùng giấy tờ gì để thay thế? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Chưa nhận được CCCD gắn chip, dùng giấy tờ gì để thay thế?
Thông báo mã số định danh cá nhân
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân, số định danh cá nhân chính là số của thẻ Căn cước công dân.
Trong đó, Điều 5 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định:
Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo.
Theo đó, trường hợp người dân có nhu cầu sử dụng thẻ Căn cước công dân mà chưa được trả thì có thể đề nghị cấp văn bản thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng thay thế.
Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hộ chiếu
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu có tương đối đầy đủ thông tin về nhân thân của một người như như: Ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân…
Trong một số trường hợp, khi cần sử dụng thông tin về nhân thân trên thẻ Căn cước, người dân cũng có thể sử dụng Hộ chiếu để thay thế.
Làm thế nào để kiểm tra Căn cước công dân đã làm xong chưa?
Cách nhanh nhất để người dân kiểm tra Căn cước công dân đã làm xong chưa là gọi điện đến tổng đài hỗ trợ Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an qua số điện thoại 1900.0368.
Hệ thống tổng đài hỗ trợ Căn cước công dân của Bộ Công an hoạt động từ 7h30 – 17h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Khi gọi đến tổng đài, cần lưu ý:
– Nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 1
– Nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 2
– Nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 3
– Nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 4
– Tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.
Ngoài ra, người dân cũng có thể tự tra cứu Căn cước công dân làm xong chưa qua Cổng dịch vụ công quốc gia nếu có mã hồ sơ in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân.
Có bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân gắn chip?
Căn cứ theo Thông tư số 06/2021/TT-BCA ban hành ngày 23/1/2021 của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp; đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Mặt khác tại Khoản 2, Điều 4; Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip theo quy định. Trường hợp công dân bắt buộc phải đổi là trường hợp có CMND 9 số; CMND 12 số và CCCD mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Trong thời gian làm bạn hoàn toàn có thể tra cứu CCCD gắn chip làm xong chưa.
Số thẻ CCCD gắn chip có thay đổi không?
Hiện tại; rất nhiều người dân khi thực hiện đổi từ chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ căn cước công dân mã vạch sang thẻ CCCD gắn chip và đều có cùng 1 thắc mắc đó là số thẻ CCCD gắn chip có thay đổi so với số CMND cũ không.
Theo hướng dẫn từ Bộ công an thì:
- Mẫu CMND 9 số được cấp theo Quyết định 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001, theo đó thì số CMND bao gồm 9 số.
- Mẫu CCCD gắn chíp được cấp theo Thông tư 06/2021/TT-BCA và số thẻ CCCD gắn chíp gồm 12 số được cấp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014.
Khi người dân đổi từ CMND loại 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp thì sẽ thay đổi số. Trong quá trình triển khai thực hiện cấp thẻ CCCD mới người dân sẽ được cấp giấy xác nhận số CMND để người dân có thể thực hiện các giao dịch trước đó hoặc giao dịch mới có liên quan đến số CMND cũ vẫn được thực hiện bình thường, không bị ảnh hưởng.
Như vậy việc đổi/cấp lại từ CMND 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp sẽ thay đổi số CMND từ 9 số sang 12 số.
Bên cạnh đó số CMND loại 12 số (CCCD mã vạch) và thẻ CCCD gắn chíp đều có 12 số và là mã số định danh cá nhân nên khi chuyển từ CMND 12 số/CCCD mã vạch sang thẻ CCCD gắn chíp số CMND sẽ không thay đổi.
Có cần làm lại các giấy tờ khi đổi sang CCCD gắn chip?
Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ CCCD gắn chip với số định danh trên CCCD mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.
Trong trường hợp người dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ căn cước 12 số để thuận tiện thì người dân nên đi làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định với từng loại giấy tờ cần thiết và quan trọng để đồng nhất.
Video Luật sư x giải đáp thắc mắc Chưa nhận được CCCD gắn chip, dùng giấy tờ gì để thay thế?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
- Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
- Người lao động nghỉ ốm cần giấy tờ gì để được hưởng BHXH?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chưa nhận được CCCD gắn chip, dùng giấy tờ gì để thay thế?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, xin giấp phép bay flycam, thủ tục ngừng kinh doanh công ty TNHH gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm; bằng lái… thông qua chip điện tử gắn trên thẻ.
Thường thì mỗi căn cước công dân có hạn từ 5-8 năm, bạn có thể xem phía dưới ảnh căn cước, dòng “có giá trị đến” để biết chính xác hạn sử dụng căn cước công dân của bạn nhé.
Tờ khai Căn cước công dân được phát cho công dân khi đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến hoặc công dân có thể tải mẫu tại Thông tư 41/2019/TT-BCA