Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) là tên thường gọi để chỉ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Vậy khi bị ốm đau, người lao động phải xin giấy nghỉ ốm ở đâu để được giải quyết hưởng BHXH? Và người lao động nghỉ ốm vần giấy tờ gì để được hưởng BHXH? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Xin giấy nghỉ ốm ở đâu cho hợp lệ?
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Người lao động nghỉ ốm cần giấy tờ gì để được hưởng BHXH?
(1) Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
– NLĐ: lập hồ sơ theo quy định tại mục (3) Thành phần hồ sơ và nộp cho đơn vị SDLĐ.
– Đơn vị SDLĐ: tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ; lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Bước 3. Nhận kết quả
– Đơn vị SDLĐ: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.
– NLĐ: nhận tiền trợ cấp.
(2) Cách thức thực hiện
**Nộp hồ sơ:
– NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị SDLĐ;
– Đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
**Nhận kết quả:
– Đơn vị SDLĐ: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử; nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị SDLĐ.
– NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;
+ Thông qua đơn vị SDLĐ;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay cácchế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
(3) Thành phần hồ sơ
**Đối với NLĐ:
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
– Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.
**Đối với đơn vị SDLĐ: Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).
(4) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
(5) Thời hạn giải quyết: Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH có xin lại được không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở y tế mà người lao động đã tiến hành khám, chữa bệnh cấp lại trong các trường hợp sau:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
- Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người lao động nghỉ ốm cần giấy tờ gì để được hưởng BHXH?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục ngừng kinh doanh công ty TNHH gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ là người:
Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ, công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Không phải ai gặp rủi ro về sức khỏe cũng được hưởng chế độ mà chỉ những người đáp ứng đủ điều kiện nhất định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mới được hưởng. Theo đó, người lao động:
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, để hưởng chế độ, người lao động phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm các giấy tờ sau:
Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động nếu điều trị nội trú;
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;
Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.