“Thưa luật sư, vừa rồi xã tôi triển khai yêu cầu lên đổi toàn bộ CMND cũ và CCCD cũ lên đổi lại để tích hợp gắn chip. Tôi muốn hỏi là việc đổi sang CCCD gắn chip có tác dụng gì không? Và yêu cầu đổi như vậy có bắt buộc hay không. Mong luật sư sớm trả lời để tôi biết thông tin chính xác với ạ. Xin cảm ơn luật sư.”
Hẳn vấn đề đổi sang CCCD gắn chip vẫn là vấn đề gây hoang mang cho nhiều người. Nếu không thật sự hiểu, rất có thể bạn sẽ làm sai hoặc thừa. Vì vậy để hiểu rõ hơn công dụng của thẻ căn cước công dân gắn chip, mời bạn tham khảo tư vấn của Luật sư X:
Căn cứ pháp lý
Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?
So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn; liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân; thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đâ;, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Vậy căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính; và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Lợi ích đối với người dân:
Thông tin cá nhân được bảo mật cao
Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam; trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.
Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay); cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ; bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
Tránh giả mạo giấy tờ
Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt; áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin.
Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau
Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…
Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài
Trước đây khi người dân chỉ sử dụng chứng minh nhân dân 9 số hay thẻ CCCD mã vạch; việc check thông tin tại nước ngoài hay ký hợp đồng quốc tế đều phải làm rất nhiều các thủ tục để xác nhận. Do trên những thẻ này chỉ in tiếng Việt.
Trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh rất thuận lợi.
Lợi ích của cơ quan quản lý
- Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính
- Rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện.
- Dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân
- Hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
- Thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Triển khai áp dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.
Thẻ căn cước gắn chip có bắt buộc?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:
- Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ CCCD gồm:
Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại.
- Khi công dân có yêu cầu.
Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Như vậy việc đổi sang căn cước gắn chip là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, công dân vẫn được cấp mới, cấp lại theo đúng quy định hiện hành.
Những lưu ý khi làm căn cước gắn chip
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA), giấy tờ cần để đổi sang thẻ căn cước gắn chip trong từng trường hợp cụ thể:
Đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Người dân cần lưu ý mang giấy tờ như sau
- CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu; hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Ở trường hợp này, người dâ chỉ cần mang như sau:
- CCCD mã vạch đã được cấp.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với một số địa phương, thì những người dân trước tiên phải xin được giấy giới thiệu của công an cấp xã. Sau đấy nộp và làm các thủ tục tại công an cấp huyện.
Video Luật sư X đề cập đến tác dụng của Thẻ CCCD
Mời bạn xem thêm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip nhanh chóng
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
- Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thẻ căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xin cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, thành lập công ty cổ phần …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân của công dân nên cần phải bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.
Thực tế chỉ có những người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị mất, hỏng mới phải đi đổi sang loại CCCD gắn chip.
việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau. Do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.