Thách cưới từ lâu đã là vấn đề gây nhiều tranh luận và bàn cãi. Trường hợp thách cưới cao mang tính chất gả bán như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché…để dẫn cưới vẫn còn tồn tại. Không có một hương ước; hay quy ước hay một văn bản nào quy định hay thay đổi một cách nhanh chóng được tục lệ cưới hỏi này. Bởi lẽ, nó đã in sâu thành nền nếp bao đời. Bài viết sau, Luật Sư X sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này theo dưới góc nhìn từ pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Bộ luật Hình sự 2015.
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Thách cưới là phong tục, tập quán lạc hậu
Nếu đường vân tay đánh dấu nét đặc trưng riêng biệt của mỗi người thì bản sắc văn hóa lại là cội nguồn kết tụ tinh hoa dân tộc. Từ bao đời này dân tộc ta vẫn luôn khẳng định những giá trị cốt lõi lưu truyền ngàn đời. Lẽ đó, công cuộc đổi mới vẫn hô cao khẩu hiệu “hội nhập nhưng không hòa tan”. Song song với việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tốt đẹp cũng cần bài trừ những hủ tục lạc hậu; lên án những thói xấu làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục. Tục thách cưới còn tồn tại cũng gây ra nhiều hệ lụy.
Tại tỉnh Lâm Đồng, đa số các dân tộc người bản địa theo chế độ mẫu hệ. Khi đến tuổi lấy chồng, người con gái chủ động đi tìm bạn đời và bị nhà trai thách cưới. Thường giá thách cưới thấp nhất hiện nay là từ 50 triệu, cao hơn có khi vài trăm triệu đồng. Trường hợp kết hôn với người khác làng, xã thì tiền thách cưới cao thất thường. Nếu chàng trai có học hành cao (đại học trở lên), làm cán bộ; hoặc có bố mẹ làm cán bộ thì giá rất cao (có khi vài trăm triệu đồng)… Có những vật thách cưới “oái oăm” không thể tìm được thì hai bên thỏa thuận đổi sang vàng.
Cư dân mạng cũng truyền tay nhau một tấm hình về lễ vật thách cưới của nhà gái khiến ai cũng trầm trồ. Nộp tài 1 tỷ đồng tiền mặt, 6.800 USD khoảng hơn 150 triệu đồng. Tặng cô dâu 1 nền biệt thự Cồn Khương trị giá 12 tỷ đồng, 1 bộ trang sức trị giá hơn 1,3 tỷ đồng và 1 cặp nhẫn kim cương cho dâu rể. Cuối cùng là mâm sinh lễ trầu cau, phu thê, quýt úc, táo đỏ; bánh ngoại, bánh pía, trà ô long, đồ uống ngoại mỗi thứ một mâm.
Thách cưới có bị pháp luật cấm không?
Theo quy định ghi tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Có nhiều phong tục tập quán được pháp luật quy định như quyền tự do tìm hiểu, kết hôn. Sau khi kết hôn có thể tự lựa chọn nới cư trú, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng danh dự nhân phẩm của nhau… Tất cả những điều đó được quy định dựa trên những quy định về mặt pháp lý và áp dụng tập quán. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những tập tục lạc hậu. Tục “thách cưới” là những hành vi mà pháp luật cấm. Cụ thể được pháp luật quy định như sau:
Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn”. Khoản 12 Điều 3 của Luật này cũng giải thích rõ. Yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng. Coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Ngoài ra, tại phụ lục của Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì việc thách cưới cũng là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng hoặc là các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ.
Như vậy, có thể thấy việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn là cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. “Thách cưới” mang tính chất gả bán là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ.
Thách cưới quá cao bị xử lý như thế nào?
Từ ngày 01/9/2020, theo tinh thần của Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 59 của Nghị định này. Áp dụng phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi yêu sách của cải trong kết hôn. Nếu lợi dụng việc kết hôn để đạt mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 -20 triệu đồng.
Phạt tiền từ 3 -5 triệu đối với các trường hợp
- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. Cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể. Cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Phạt tiền từ 3 -5 triệu đối với các trường hợp
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn.
- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
- Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số; hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Như vậy, bên cạnh việc áp dụng những tập quán. Việc thách cưới cũng cần xem xét đến các yêu cầu do Luật định. Hạn chế những sai sót về mặt pháp lý như đã nêu trên.
Bài viết xem thêm: Thách cưới quá cao, phạt bố mẹ vợ đến 3 năm tù!
Câu hỏi thường gặp
Tiền thách cưới còn được gọi là lễ đen, dẫn cưới, nạp tài, tiền nát tùy theo vùng miền mà có tên gọi khác nhau. Tiền thách cưới này sẽ được sử dụng vào ngày đám hỏi, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị các vật phẩm, tráp ăn hỏi đến nhà gái để hỏi cưới cô dâu.
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015. Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho; không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Việc tặng sính lễ khi cưới hỏi, theo khía cạnh pháp lý được coi là hợp đồng tặng cho tài sản. Như vậy, nhà gái không phải trả lại đồ sính lễ.
Thách cưới quá cao được coi là hành vi yêu sách của cải trong kết hôn. Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi yêu sách của cải trong kết hôn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nhằm giải đáp thắc mắc cho quý vị về vấn đề “Thách cưới có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?”. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi khó khăn về thủ tục, vướng mắc về hồ sơ cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Trân trọng!