Thế nào là hành vi thống lĩnh thị trường ắt hẳn là câu hỏi được quan tâm đến trong thời gian gần đây. Vị trí thống lĩnh thị trường là vị trí của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan mà nhờ vào vị trí đó, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có khả năng quyết định các điều kiện giao dịch trên thị trường độc lập với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng ở mức độ đáng kể. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Hành vi thống lĩnh thị trường là gì?
Luật cạnh tranh năm 2018 khẳng định các hành vi lạm dụng vị trí thông lĩnh thị trường được coi là hành vi hạn chế cạnh tranh vì những hành vi này làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường. Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2018 thì: doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể; nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Luật cạnh tranh 2018 không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh mà chỉ liệt kê nhưng hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh. Theo đó, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể hiểu là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh dẫn đến những sai lệnh về cạnh tranh trên thị trường hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng.
Đối tượng mà các hành vi này hướng đến là đối thủ cạnh tranh. Những hành vi lạm dụng này có thể không đem lại lợi ích vật chất trực tiếp nhưng tạo cơ hội cho doanh nghiệp củng cố địa vị bằng cách loại bỏ đối thủ làm giảm bớt sức ép cạnh tranh, đồng thời làm mất đi cơ hội có được sự lựa chọn trong giao dịch trên thị trường liên quan.
Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Tại khoản 1 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018; quy định như sau:
Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
1, Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh phải có sức mạnh thị trường đáng kể; Sức mạnh thị trường của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
+ Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
+ Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
+ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
+ Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
+ Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
+ Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
+ Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
+ Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
+ Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật cạnh tranh 2018; hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm được quy định tại Điều 27 Luật canh tranh 2018; cụ thể doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi sau đây:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ; dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường; cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương; tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác.
+ Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Hợp đồng xác định thời hạn ký tối đa mấy lần
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thế nào là hành vi thống lĩnh thị trường?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp pháp hóa lãnh sự ;tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018; quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5, Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Theo quy định trên, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh; dẫn tới là sự độc quyền hóa thị trường; khống chế lưu thông của dịch vụ, hàng hóa trên thị trường; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng; và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ, có thị phần ít.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.