Em làm việc tại Nhật Bản, thấy nhiều đồ dùng điện tử ở đây cũ nhưng còn tốt, nếu mua mới tại Việt Nam thì đắt mà bố mẹ cũng không có tiền. Em muốn gửi dịch vụ bằng đường thủy hoặc đường hàng không về cho gia đình sử dụng hoặc bán lại thì có vi phạm pháp luật không? Đồ điện tử cũ gửi về Việt Nam cho người nhà được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư. Mong Luật sư tư vấn giúp em.
Theo khoản 4 mục II Phụ lục I ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng (bao gồm các nhóm hàng hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; xe đạp; mô tô, xe gắn máy) thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Đồ điện tử cũ gửi về Việt Nam cho người nhà được không?
Khoản 6 quy định hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cũng thuộc đối tượng cấm nhập khẩu. Ngoài ra; các loại mô tô; xe máy chuyên dùng; xe gắn máy bị tẩy xóa; đục sửa; đóng lại số khung; số động cơ (không phân biệt đã qua sử dụng hay chưa qua sử dụng) cũng không được phép nhập khẩu.
Đối với ôtô; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm; tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu cũng không được nhập khẩu.
Như vậy; với quy định nói trên; các thiết bị gia đình đã qua sử dụng như bạn đề cập không được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Trường hợp là hành lý; tài sản di chuyển (khi về nước); bạn có thể mang theo thiết bị gia đình đã qua sử dụng (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) nhưng cần tuân thủ các quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi; bổ sung) về định mức miễn thuế đối với hành lý; tài sản di chuyển của người nhập cảnh.
Danh mục hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường bay
1. Tất cả các loại vật phẩm quy định tại Hàng hóa cấm vận chuyển, vận chuyển có điều kiện theo quy định của pháp luật và hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không.
2. Sản phẩm có chứa các chất, hoặc hỗn hợp có khả năng gây nổ, gây cháy, bao gồm nhưng không giới hạn các chất sau:
- Chất khí dễ cháy (như bình gas, hộp quẹt gas/bật lửa/zippo các loại (không phân biệt có xăng hay không có xăng)…), chất khí không cháy, không độc (như bình oxy để thở, chất khí độc…) và bình chứa đối với các loại khí này.
- Chất lỏng dễ cháy: như sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ cồn cao), keo, nước hoa, tinh dầu tràm…
- Chất rắn dễ cháy: Các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ.
- Chất có khả năng tự bốc cháy: như phốt pho trắng…
- Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy.
3. Các mặt hàng thuộc nhóm khác:
- Sạc dự phòng, điện thoại, máy tính bảng… hoặc các thiết bị điện tử có kèm pin.
- Kim loại (khối lượng trên 200g).
- Các loại gel (kem dưỡng, mỹ phẩm) có thể tích trên 50ml.
- Chất lỏng: nước các loại – thể tích trên 500ml.
- Phụ tùng/phụ kiên xe (xe hơi, xe mô tô, xe đạp…).
4. Các sản phẩm khác thuộc danh mục Hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không theo chính sách của đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường hàng không hoặc theo quy định của Nhà nước tùy vào từng thời điểm.
Các loại hàng hóa bị cấm gửi ra nước ngoài mới
- Thuốc phiện, các hợp chất từ thuốc phiện, các chất ma túy, các chất kích thích thần kinh;
- Vũ khí, đạn dược, chất nổ, trang thiệt bị quân sự
- Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm mất vệ sinh, gây ô nhiễm nôi trường
- Các loại vật phẩm, hàng hóa Nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu
- Sinh vật sống
- Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận theo thông báo của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU)
- Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền
- Thư trong bưu kiện (thư gửi kèm trong hàng hoá)
- Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim,….), các loại đá quý hay các sản phẩm khác chế tạo từ kim khí quý, đá quý (cấm gửi kể cả gửi trong bưu gửi khai giá)
- Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau
- Vật phẩm, hàng hóa trong thư, ấn phẩm, học phẩm dùng cho người mù (NĐ 142/2004/NĐ-CP ngày 08/07/2004)
Quy trình gửi hàng từ Nước ngoài về Việt Nam
Bước 1: Khai báo thông tin kiện hàng
Bước 2: Đóng gói trước khi gửi hàng
Bước 3: Gửi hàng về kho
Bước 4: Đặt cọc và chờ hàng nhận hàng tại Việt Nam
Vận chuyển hàng cấm xuất khẩu bị phạt thế nào theo quy định?
Trong trường hợp bạn nhập khẩu các sản phẩm này thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bằng ½ mức phạt tiền được căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP (Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP) như sau:
“10. Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tạng vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.”
Ngoài ra, bạn còn có thể bị tịch thu tang vật là laptop và điện thoại cũ đó, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi”Đồ điện tử cũ gửi về Việt Nam cho người nhà được không?”
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Đồ điện tử cũ gửi về Việt Nam cho người nhà được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Xem phim 18+ có bị phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
Câu hỏi thường gặp
Để việc vận chuyển hàng hóa của quý khách được an toàn và thuận lợi hơn dù với phương thức vận chuyển đường chúng tôi đưa ra những lưu ý sau:
Hàng đăng kí vận chuyển phải đầy đủ hóa đơn giấy từ, người gửi phải khai báo chi tiết về tình trạng, đặc điểm của đơn hàng
Không vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Không vận chuyển buôn bán các động vật quý hiếm
Hàng hóa phải được đóng gói vận chuyển cẩn thận
Không vận chuyển các mặt hàng mà nhà nước cấm
Với quy trình gửi hàng từ Mỹ về Việt Nam qua đường bưu điện, khách hàng sẽ thực hiện từng bước như sau:
Bước 1: Mang hàng hoá, bưu phẩm đến địa chỉ gửi hàng mà mình muốn, yêu cầu sử dụng dịch vụ gửi hàng về Việt Nam qua đường bưu điện.
Bước 2: Thông qua khối lượng và hình thức gửi mà bạn lựa chọn, nhân viên bưu cục sẽ thông báo chính xác mức cước phí khi gửi hàng về Việt Nam.
Bước 3: Sau khi hình thức giao hàng thành công, sau một vài ngày làm việc, bưu phẩm của bạn sẽ về đến Việt Nam.
Bước 4: Sau khi người nhận đã lấy hàng, nhân viên bưu điện sẽ xác nhận dịch vụ được hoàn tất.
Thời gian vận chuyển lâu
Thủ tục tương đối phức tạp
Dịch vụ nào cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định