Xin chào Luật sư! Tôi tên là Đỗ Thị A, năm nay 19 tuổi. Mấy hôm trước tôi đang lái xe lưu thông trên đường quốc lộ; thì bị Cảnh sát giao thông vẫy vào xử phạt 2.000.000 VNĐ tội lấn làn đường và không có bằng lái xe; vì đang vội và cũng không hiểu rõ luật nên tôi nộp phạt để được đi. Lúc về đến nhà tôi mới nghĩ lại và thắc mắc là: Tôi bị xử phạt như vậy có đúng không? Và không có bằng lái xe thì bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được sự giải đáp của luật sư! Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Bằng lái xe là gì?
Bằng lái xe (giấy phép lái xe) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông; tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được bằng lái xe; người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp bằng lái xe; người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe..
Phân hạng bằng lái xe tại Việt Nam
Hạng | Phương tiện được phép điều khiển | Thời hạn bằng |
Bằng A1 | Cho phép điều khiển xe máy dung tích xi-lanh từ 50cc đến 175cc | Không thời hạn |
Bằng A2 | Cho phép điều khiển xe máy không giới hạn dụng tích xi-lanh | Không thời hạn |
Bằng A3 | Cho phép điều khiển xe máy chuyên dụng, xe mô tô 3 bánh, xe xích lô, xe lam.. Trừ các trường loại xe quy định ở bằng A2 | Không thời hạn |
Bằng A4 | Cho phép điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1tấn | 10 năm |
Bằng B1 | Cho phép điều khiển xe ô tô có từ 9 ghế ngồi trở xuống, tính cả ghế lái mà không hành nghề lái xe Xe tải có trọng tải đến 3,5 tấn Máy kéo, sơ mi rơ – moóc có lực kéo thiết kế đên 3,5 tấn | Có thời hạn kể từ ngày cấp đến khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Qua độ tuổi này được gia hạn them mỗi lần 10 năm |
Bằng B2 | Cho phép điều khiển xe ô tô, xe có từ 9 ghế ngồi tính cả ghế lái, được phép hành nghề lái xe. Xe tải, sơ mi rơ- moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn | 10 năm |
Bằng C | Cấp cho người hành nghề lái xe: Ô tô có trọng tải thiết kế từ trên 3,5 tấn Xe đầu kéo, sơ mi- rơ moóc có trọng tải | 5 năm |
Bằng D | Cấp cho người hành nghề lái xe, được phép điều khiển các phương tiện : Ô tô chở khách từ 10 đến 30 chỗ tính cả ghế lái Các loại xe được lái ở hạng bằng B1,B2,C | 5 năm |
Bằng E | Cấp cho người hành nghề lái xe: Ô tô chở khách từ trên 30 chỗ Các loại xe ở hạng bằng B1,B2,C,D | 5 năm |
Bằng F | Người có bằng F phải là người đã có bằng B2,C,D,E, được phép điều khiển xe có trọng tải trên 750kg, xe đầu kéo, xe ô tô khách,…. | 5 năm. |
Độ tuổi được cấp bằng lái xe
- Đối với xe dưới 50cc xi- lanh : từ đủ 16 tuổi
- Đối với xe mô tô trên 50cc xi- lanh; hạng bằng A1,A2,A3,A4 hạng bằng lái B1, B2: từ đủ 18 tuổi trở lên
- Đối với các hạng bằng C : từ đủ 21 tuổi trở lên
- Đối với hạng bằng D,E : Từ đủ 24 tuổi trở lên
- Đối với hạng FC : Từ đủ 27 tuổi trở lên .
Không có bằng lái xe thì bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy phép lái xe bị tẩy xóa:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô; (hiện nay, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng);
– Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh; (hiện nay, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng);
– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo; và các loại xe tương tự xe ô tô; (hiện nay, phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng).
Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
Che biển số xe ô tô, xe gắn máy bị xử lý thế nào?
Tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người điều khiển xe ô tô; (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng khi:
Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
(Quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi che biển số xe chỉ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng).
Đồng thời, khoản 10 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi:
Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.
Sử dụng bằng lái xe ô tô quá hạn bị xử phạt thế nào?
Hiện nay theo điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với việc sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng dưới 6 tháng chỉ có 400.000 đến 600.000 đồng.
Trong trường hợp Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên thì mức phạt sẽ từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã rút thời gian giấy phép lái xe ô tô hết hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 06 tháng xuống còn 03 tháng. Đồng thời, tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng;- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không có bằng lái xe thì bị xử phạt như thế nào?” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Tại Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì bạn sẽ bị xử phạt:
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;