Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường nước hoặc xảy ra sự cố môi trường nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì doanh nghiệp này phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất nhằm bù đắp những tổn thất cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ khởi kiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp
Pháp luật Việt Nam đã có các quy định bảo đảm quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (BTTH) đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.
Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại” (Điều 170). Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu BTTH khi bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác (khoản 1 Điều 584). Bộ luật này còn quy định các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH và nguyên tắc BTTH tại Điều 584 và Điều 585. Trong lĩnh vực BTTH do làm ô nhiễm môi trường, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi” (Điều 602).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định tổ chức gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, BTTH và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (khoản 8 Điều 4, khoản 3 Điều 164). Khi khởi kiện để giải quyết yêu cầu BTTH sẽ áp dụng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng (khoản 3 Điều 161).
Luật Tài nguyên nước năm 2012 cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật còn có trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái nguồn nước trước mắt, cải thiện, phục hồi chất lượng nước về lâu dài và bồi thường thiệt hại do mình gây ra.” (điểm d khoản 1 Điều 27).
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng là tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án (Điều 26).
Điều kiện khởi kiện hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp
Về điều kiện, người khởi kiện phải bảo đảm các điều kiện sau để chứng minh một trường hợp có phát sinh trách nhiệm BTTH, cụ thể:
Phải có thiệt hại xảy ra
Có thiệt hại vừa là điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH, vừa là cơ sở để tính mức bồi thường. Bởi mục đích của kiện đòi BTTH là khoản bù đắp cho những tổn thất mà bên yêu cầu đã phải chịu. Khi có thiệt hại, mới xem xét đến các yếu tố còn lại của căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại về ô nhiễm môi trường nước được quy định tại Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 bao gồm:
- Thiệt hại làm môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hay còn gọi là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên được thể hiện qua chất lượng của các yếu tố môi trường bị tác động thấp hơn với tiêu chuẩn chất lượng; sự suy giảm hệ sinh thái, giống loài; khả năng phục hồi, tái tạo. Loại thiệt hại này thường được gọi là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại nguyên phát và gắn liền với chủ thể là Nhà nước, cộng đồng dân cư;
- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Cách xác định thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản được quy định lần lượt tại Điều 591, 590, 589 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Phải có hành vi gây ra thiệt hại
Doanh nghiệp có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm BTTH khi:
- (i) Hành vi gây ra thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường, bao gồm hành vi thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trườngnhư xả thải chưa qua xử lý hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật quy định doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện như không tiến hành đánh giá tác động môi trường khi triển khai dự án… gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân, tổ chức;
- (ii) Xác định cụ thể hành vi do doanh nghiệp nào thực hiện, doanh nghiệp này có năng lực chủ thể (tư cách pháp nhân) và có khả năng thực hiện việc BTTH hay không. Bởi, trong việc gây ô nhiễm môi trường nước tại một lưu vực không phải chỉ do doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm, hoặc khi có thiệt hại nhưng lại không xác định được chủ thể gây ô nhiễm.
Có quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra
Khi có thiệt hại xảy ra, người khởi kiện cần phải chứng minh rằng hậu quả này là kết quả tất yếu của hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp, ngược lại, hành vi gây ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra[4]. Bởi lẽ, có những hành vi vi phạm pháp luật môi trường nhưng không làm rõ được mối quan hệ với thiệt hại xảy ra, nên chủ thể thực hiện hành vi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, việc xác định mối quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng là khó xác định. Các thiệt hại không xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi, mà có những thiệt hại cần khoảng thời gian rất dài, như việc xác định thiệt hại về sức khỏe phải cần đến 05 năm đến 10 năm mới thấy rõ. Trong quá trình xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của doanh nghiệp và thiệt hại xảy ra, cần lưu ý:
- (i) Thời gian của mối quan hệ nhân quả sẽ ảnh hưởng thời hiệu yêu cầu BTTH;
- (ii) Tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả;
- (iii) Tính khách quan trong quan hệ nhân quả mà không ai có thể tác động để xóa bỏ mối quan hệ này.
Người gây thiệt hại có lỗi
Khi có khởi kiện yêu cầu BTTH đối với doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được thực hiện theo quy định về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng, lỗi không phải là yếu tố để doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường có thể loại bỏ hoặc giảm trừ trách nhiệm. Điều này có nghĩa, chỉ cần có hành vi gây ô nhiễm môi trường nước thì doanh nghiệp có hành vi vi phạm phải có trách nhiệm BTTH. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc: Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Hơn nữa, do hậu quả rất lớn, nguy hiểm đối với môi trường nước của hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với xã hội, nên doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đều bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty liên doanh, công ty tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.
Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước hiện nay.
– Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.
– Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
– Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.
– Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.
Theo Điều 4 Chương I Nghị định 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp bị xác định có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hình thức phạt tiền cao nhất là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức cho mỗi hành vi vi phạm.
Cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng có thời hạn với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho đến khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan đến quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.