Việc trao đổi mua bán xe máy cũ không phải một điều mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là mua xe máy cũ cần giấy tờ gì? Thủ tục có khó khăn hay không? Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc hay băn khoăn về những giấy tờ cũng như thủ tục cần thiết mỗi khi mua xe máy cũ để các bạn có thể thuận lợi hơn mỗi khi mua xe.
Căn cứ pháp lý
Mua xe máy cũ cần giấy tờ gì?
Nếu có nhu cầu mua bán xe cũ thì các bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ nhất định và cần có sự phối hợp giữa cả bên mua và bên bán. Ngoài những giấy tờ hai bên cần có như hợp đồng mua bán xe, hồ sơ gốc… bên mua và bên bán cần chuẩn bị các loại giấy tờ riêng. Cụ thể:
Bên bán cần:
- Giấy tờ xe chính chủ
- Hộ khẩu và chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản chính
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu có gia đình) hoặc giấy xác nhận độc thân (nếu chưa có gia đình). Điều này sẽ giúp tránh được những tranh chấp không đáng có xảy ra.
- Trong trường hợp nhờ người khác bán hộ, các bạn cần có “Giấy uỷ nhiệm” và có dấu xác thực.
Bên mua cần:
- Hộ khẩu và chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản chính
- Tiền mua xe
- Lệ phí sang tên xe
Thủ tục mua bán xe máy cũ như thế nào?
Thứ nhất: Chuẩn bị giấy tờ khi tiến hành mua bán xe máy cũ.
Việc mua bán một chiếc xe máy rất đơn giản, đặc biệt người bán đúng là chủ xe. Nếu chiếc xe bán thông qua người thứ 3 thì phải có văn bản ủy quyền từ chủ xe có công chứng hoặc chứng thực phù hợp.
– Bên bán xe cần chuẩn bị:
(1) Giấy tờ xe bản chính (giấy chứng nhận đăng ký xe)
(2) CMND + Hộ khẩu bản chính của bên bán xe;
Lưu ý: Một số trường hợp sẽ cần có thêm Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình, hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau.
– Bên mua xe cũng cần chuẩn bị:
(1) CMND + Hộ khẩu bản chính;
(2) Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.
Thứ hai: Công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ.
Việc này sẽ do các Văn phòng công chứng tư quản lý nên có thể tới bất cứ cơ sở nào thuận tiện nhất cho cả đôi bên, không quan trọng là ở địa phương người bán hay địa phương người mua.
Văn phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị, và thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản.
Thứ ba: Rút hồ sơ gốc của xe máy cũ tại cơ quan đăng ký.
Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau, còn nếu trong cùng tỉnh với nhau thì không cần.
Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.
Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.
Thứ tư: Đóng lệ phí trước bạ lần tiếp theo khi tiến hành thủ tục mua bán xe máy cũ.
Việc đóng lệ phí trước bạ là bắt buộc trong trường hợp sang tên, đổi chủ cho xe. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.
Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng lệ phí trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe (nếu có), Hợp đồng mua bán xe, CMND và tiền lệ phí, Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).
Thứ năm: Tiến hành thủ tục đăng ký xe cũ đã mua.
Đây là bước cuối cùng, Bên mua xe sẽ đến Công an có thẩm quyền nơi mình thường trú để làm thủ tục này. Chúng ta nộp Tờ khai đăng kí xe máy, môtô đi kèm với các giấy tờ kể trên.
Thực hiện công chứng Hợp đồng mua bán xe như thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA, giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
Do đó, hợp đồng mua bán xe máy phải được công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể theo công văn 3956/BTP-HTQTCT:
– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì UBND cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe.
Nếu lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thực hiện chứng thực chữ ký tại UBND xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thủ tục mua xe máy cũ tại cửa hàng
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Hợp đồng mua bán xe có hiệu lực khi nào?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mua xe máy cũ cần giấy tờ gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục tạm dừng công ty hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo độc quyền, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi bạn mua bán xe thì bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào để yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán xe đó. Tổ chức công chứng có thể là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Thủ tục công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng.
Việc đóng phí trước bạ là bắt buộc trong trường hợp sang tên, đổi chủ cho xe. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.
Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng thuế trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe (nếu có), Hợp đồng mua bán xe, CMND và tiền lệ phí, Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).