Ngày nay có rất nhiều người sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được quy định về số lượng người được phép chở đối với mỗi loại xe có số lượng ghế ngồi cụ thể. Hiện nay xe đăng ký 5 chỗ được phép chở mấy người? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xe đăng ký 5 chỗ được phép chở mấy người?
Theo Thông tư 45/2014/TT-BCA, số người quy định được phép có nghĩa là số chỗ ngồi được quy định trên giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định số người được phép chở trên ô tô như sau:
- Xe dưới 10 chỗ ngồi: Được phép chở quá 1 người, từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt
- Xe 10 – 15 chỗ ngồi: Được phép chở quá 2 người, từ người thứ 3 sẽ bị xử phạt
- Xe 16 – 30 chỗ ngồi: Được phép chở 3 người, từ người thứ 4 sẽ bị xử phạt
- Xe trên 30 chỗ ngồi: Được phép chở 4 người, từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt
Cách tính ô tô chở quá số người quy định
Vậy để tính số lượng người vượt quá quy định để xử phạt, ta sử dụng công thức sau:
X = Tổng số người trên xe khi lưu thông – (số chỗ ngồi trong quy định đăng ký xe + số người được phép chở vượt quá trên từng loại xe mà không bị xử phạt)
Trong đó: X là số lượng người vượt quá quy định để xử phạt.
Ví dụ: Xe ô tô 5 chỗ chở 7 người. Theo quy định xe dưới 10 chỗ được chở quá 1 người. Vậy cách tính như sau: X = 7 người – (5 người + 1 người) = 1 người vượt quá quy định.
Mức phạt lỗi ô tô chở quá số người quy định
Theo khoản 2, điều 23, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông chở quá số người quy định thì xe ô tô chở khách, chở người được phép chở thêm một số người nhất định, cụ thể:
– Xe dưới 10 chỗ ngồi: Được phép chở quá 1 người, từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt
– Xe 10 – 15 chỗ ngồi: Được phép chở quá 2 người, từ người thứ 3 sẽ bị xử phạt
– Xe 16 – 30 chỗ ngồi: Được phép chở quá 3 người, từ người thứ 4 sẽ bị xử phạt
– Xe trên 30 chỗ ngồi: Được phép chở quá 4 người, từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt
Theo đó, đối với trường hợp chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền 400-600 nghìn đồng/người vượt quá. Còn đối với xe chở khách chạy tuyến cố định trên 300 km, mỗi người chở quá sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
Như vậy, đối với xe 5 chỗ ngồi, vẫn có thể chở được 6 người; còn xe 7 chỗ vẫn có thể chở được 8 người bao gồm cả lái xe mà không bị CSGT xử phạt.
Tuy nhiên, các chuyên gia về lái xe an toàn khuyên rằng, chỉ nên chở đúng số người theo thiết kế của xe bởi nhà sản xuất đã tính toán để ô tô có thể vận hành tốt và an toàn nhất, trong đó chỉ bố trí đủ số dây an toàn theo số chỗ ngồi.
Thủ tục đăng kiểm xe ô tô tại đơn vị đăng kiểm
Một trong những điểm mới khi đăng kiểm xe từ ngày 01/10/2021 là chủ xe sẽ không cần xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực nữa. Theo đó, thủ tục đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đưa xe đến đơn vị đăng kiểm, nộp trực tiếp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
- Xuất trình: Giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe/Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
- Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý) đối với trường hợp kiểm định lần đầu;
- Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
- Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ website quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera.
- Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu.
Bước 2: Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định
Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe và in Phiếu kiểm định.
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe được chia làm 05 công đoạn bao gồm:
– Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
– Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của phương tiện;
– Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
– Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường;
– Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện
Bước 3: Trả kết quả kiểm định
Nếu xe kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện.
Lưu ý:
– Trường hợp xe chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định.
– Trường hợp xe có thông báo kiểm định không đạt trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo.
Nếu xe kiểm định có hạng mục khiếm khuyết hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi Thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng cho chủ xe để sửa chữa, khắc phục.
Sau khi sửa chữa kiểm định lại vẫn không đạt, không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì đơn vị đăng kiểm nhập nội dung không đạt vào mục cảnh báo phương tiện không đạt trên website của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, trích lục giấy đăng ký kết hôn online, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xin trích lục bản án ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Đưa xe đến đơn vị đăng kiểm và nộp đầy đủ hồ sơ.
Bước 2: Đơn vị kiểm định tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Đóng lệ phí và chờ đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định.
Bước 4: Nhận kết quả kiểm định.
Xe oto kích thước 4 chỗ ngồi đến xe oto 5 chỗ ngồi được quy định cụ thể tại hai phân khúc xe như sau:
– Phân khúc xe Hatchback
Xe hạng A: Từ 3300 x 1450 x 1400 đến 3700 x 1500 x 1450
Xe hạng B: Từ 3700 x 1550 x 1450 đến 3900 x 1550 x 1600
Xe hạng C: Từ 3900 x 1700 x 1550 đến 4100 x 1700 x 1600
Xe hạng D: Từ 3100 x 1700 x 1600 đến 4300 x 1750 x 1700
– Phân khúc xe Sedan
Xe hạng A: Từ 3900 x 1650 x 1550 đến 4100 x 1670 x 1550
Xe hạng B: Từ 4100 x 1650 x 1550 đến 4300 x 1700 x 1660
Xe hạng C: Từ 4300 x 1750 x 1550 đến 4550 x 1700 x 1650
Xe hạng D: Từ 4600 x 1700 x 1650 đến 5000 x 1700 x 1900
Theo quy định của pháp luật, các loại xe dưới 9 chỗ sẽ được phép chở thêm 1 người trên xe. Như vậy, đối với dòng xe 7 chỗ bạn sẽ được chở tối đa 8 người bao gồm cả tài xế. Số người quy định được phép chở sẽ ghi ở trên giấy đăng ký xe và giấy chứng nhận an toàn kiểm định của xe một cách rõ ràng.