Thông tư 24/2020/TT-BYT Quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Ngày 10/7/2020, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-BYT về việc quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 14/2020/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trương Quốc Cường | |
Ngày ban hành: | 10/07/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Đã biết |
Tải xuống thông tư 14/2020/ TT-BYT
Phạm vi điều chỉnh thông tư 14/2020/TT-BYT
Thông tư này quy định một số nội dung về:
1. Phân nhóm và việc dự thầu vào các nhóm của gói thầu trang thiết bị y tế.
2. Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu trang thiết bị y tế.
3. Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trang thiết bị y tế.
Đối tượng áp dụng của thông tư 14/2020/TT-BYT
1. Thông tư này áp dụng đối với việc mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập sử dụng một trong các nguồn kinh phí:
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý;
d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp mua sắm trang thiết bị y tế do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện theo quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có thể tham khảo áp dụng các quy định tại Thông tư này trong đấu thầu trang thiết bị y tế.
Nội dung chính của thông tư 14/2020/TT-BYT
Áp dụng quy định của pháp luật về đấu thầu
Việc cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu; thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu; chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu; lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; quy trình đấu thầu; hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức lựa chọn nhà thầu và hợp đồng thực hiện theo các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) và các nội dung khác không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu có liên quan.
Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu trang thiết bị y tế
1. Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày, thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này đối với trang thiết bị y tế chuyên dùng và theo mẫu tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này đối với trang thiết bị y tế khác về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính).
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu từ các cơ sở y tế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) có trách nhiệm đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử.
3. Khi nhà thầu có vi phạm trong quá trình đấu thầu cung cấp trang thiết bị y tế, cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật. Kết quả xử lý vi phạm phải được gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi có kết quả vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp và công bố, làm cơ sở cho các đơn vị xem xét đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong các lần tiếp theo.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thông tư 14/2020/tt-byt có hiệu lực từ bao giờ?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.
Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:
– Ta sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp, cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.
– Trong trường hợp, trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể quy định về ngày, tháng, năm có hiệu lực thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó như sau (theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):
+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.
+ Đối với những văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh thì hiệu lực của văn bản đó sẽ là sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
+ Còn đối với một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tại cấp huyện và cấp xã thì sau 07 ngày tính từ ngày ký ban hành thì văn bản đó sẽ có hiệu lực.
=> Thông tư sẽ có hiệu lực theo ngày, tháng, năm cụ thể được ghi nhận trong chính điểu khoản của thông tư đó hoặc sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hay kể từ ngày được thông qua (vì đây là một văn bản do cấp Trung ương ban hành)