Chào Luật sư, tôi chuẩn bị gửi đơn ly hôn với vợ ra Tòa án. Tuy nhiên, tôi có nghe một số bạn bè nói nếu vợ tôi không đồng ý thì Tòa sẽ bác đơn ly hôn của tôi. Tôi muốn hỏi thông tin trên liệu có đúng sự thật không? Căn cứ bác đơn ly hôn theo quy định là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Gia đình là tế bào của xã hội; hôn nhân-gia đình là bến đỗ và là công cụ bảo vệ và nuôi dưỡng con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành; bảo vệ mối quan hệ hôn nhân gia đình chính là góp phần làm phát triển xã hội. Nếu chỉ vì những lý do nhỏ nhặt và một phút suy nghĩ chưa thấu đáo mà dẫn đến việc ly hôn thì đó là điều không thỏa đáng. Chính vì vậy sẽ có trường hợp Tòa án bác đơn ly hôn. Để biết thêm thông tin hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bác đơn xin ly hôn đơn phương được hiểu như thế nào?
Hiện nay; số lượng đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết các vụ việc ly hôn đơn phương ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên; việc không tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện; thủ tục ly hôn đơn phương khiến cho nhiều đơn khởi kiện bị tòa án bác đơn. Vậy tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương được hiểu như thế nào?
Tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương có thể được hiểu là tòa án tiến hành bác bỏ đơn ly hôn; trả lại đơn ly hôn đơn phương cho đương sự và không tiến hành thụ lý; giải quyết vụ việc ly hôn đó nếu tòa xét thấy vụ việc ly hôn này không đáp ứng được các căn cứ; điều kiện để được ly hôn; hoặc là vụ việc ly hôn đơn phương này vi phạm vào những trường hợp không được phép ly hôn do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định.
Căn cứ bác đơn ly hôn theo quy định là gì?
Tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương trong các trường hợp nếu tòa xét thấy vụ việc ly hôn này không đáp ứng được các căn cứ; điều kiện để được ly hôn; hoặc là vụ việc ly hôn đơn phương này vi phạm vào những trường hợp không được phép ly hôn do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất; Tòa án sẽ bác đơn; trả lại đơn ly hôn đơn phương cho đương sự và không tiến hành giải quyết nếu như đương sự không có các căn cứ chứng minh được rằng việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ của vợ; chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc là tòa án sẽ bác đơn của Cha; mẹ; người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Thứ hai; tòa án sẽ tiến hành bác đơn xin ly hôn đơn phương nếu vụ việc ly hôn đó thuộc trường hợp không được giải quyết ly hôn. Cụ thể là việc tòa sẽ bác đơn ly hôn đơn phương đối với người chồng yêu cầu ly hôn đơn phương trong trường hợp vợ của mình đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trường hợp được khởi kiện lại dù bị tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương?
Trong nhiều trường hợp; dù bị tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương nhưng đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết lại; cụ thể trong các trường hợp như sau:
- Người nộp đơn đã đủ năng lực thực hiện hành vi tố tụng dân sự
- Yêu cầu ly hôn; yêu cầu thay đổi nuôi con; thay đổi mức cấp dưỡng; mức bồi thường thiệt hại; yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản; thay đổi người giám hộ;…được chấp nhận yêu cầu khởi kiện lại theo yêu cầu của pháp luật
- Các trường hợp được khởi kiện lại dù đã bị tòa án bác bỏ yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục khi tiến hành ly hôn theo yêu cầu của một bên
+ Đương sự nộp đơn yêu cầu ly hôn theo mẫu; hồ sơ xin ly hôn theo yêu cầu của một bên (Giấy chứng nhận kết hôn; CMTND; hộ khẩu; giấy khai sinh các con,…)
+ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn hoặc trả lại đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
+ Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng pháp luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày; kể từ ngày lập biên bản; nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo; Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
+ Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Căn cứ bác đơn ly hôn theo quy định là gì?”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, mẫu đơn ly hôn…để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Điều 89 của Luật Hôn nhân gia đình 2000 (đã được thay thế bằng Luật hôn nhân gia đình 2014) thì Căn cứ cho ly hôn là:
Toà án xem xét yêu cầu ly hôn; nếu xét thấy tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Có rất nhiều vụ ly hôn mà trong đó các nguyên đơn quyết tâm bỏ vợ; bỏ chồng chỉ vì người thứ ba này. Vấn đề là Tòa án chỉ có thể bác đơn ly hôn của họ; mà không thể hàn gắn mối quan hệ vợ chồng.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng; nếu kết hôn là quyền của đương sự (miễn sao không vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014) thì ly hôn cũng là quyền của đương sự. Không ai được cản trở quyền đó; vì nếu phải tiếp tục chung sống với một mối quan hệ không mong muốn thì đó cũng là một hạn chế của luật pháp.