Được đánh giá là một trong số các nguồn năng lượng tái tạo quý giá nhất của trái đất, ánh nắng mặt trời đã và đang trở thành nguồn năng lượng khai thác và phát triển ở trên toàn thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là việc xây dựng và lắp đặt hệ thống điện lưới năng lượng mặt trời sạch. Vạy thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện năng lượng mặt trời là gì? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây.
Mô hình của hệ thống điện mặt trời.
- Ngày nay, hệ thống điện năng lượng mặt trời đã trở nên quá phổ biến. Đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ giúp cho gia đình bạn tiết kiệm được một khoản tiền, bên cạnh đó còn có thêm một đầu lương kha khá ổn định.
- Hiện nay, có hai mô hình của hệ thống điện năng lượng mặt trời được áp dụng khá phổ biến. Thứ nhất là mô hình hộ gia đình. Đây là mô hình được áp dụng nhiều hơn cả vì nó không phải huy động quá nhiều vốn. Hình thức này được áp dụng tại các gia đình có nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời. Họ sẽ tìm đến những cơ sở kinh doanh uy tín và lắp đặt một hệ thống tại nhà mình. Thứ hai là quy mô công ty. Đây được xem là một hình thức đầu tư với số tiền khổng lồ. Với số tiền đầu tư khá lớn, mô hình này cũng đem đến cho bạn một nguồn thu cực kỳ ổn định mỗi tháng.
Mô hình kinh doanh điện mặt trời nào được miễn đăng ký?
- Với mô hình kinh doanh điện mặt trời thì không phải ai cũng cần phải đến các cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Trong trường hợp này, chúng ta xét theo Thông tư số 36/2018 TT-BCT do Bộ Công thương ban hành. Ở điều 3, Thông tư có đề cập về việc miễn đăng ký đối với mô hình nhà máy điện mặt trời lắp đặt dưới 01 MW.
- Bên cạnh đó, việc miễn đăng ký này còn được áp dụng đối với hộ kinh doanh điện mặt trời (nghĩa là lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà).
Điều kiện kinh doanh điện mặt trời là gì?
Để có thể đầu tư kinh doanh đối với các dự án điện mặt trời, chủ đầu tư cần phải đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản sau:
Đối với dự án đầu tư điện mặt trời nối lưới
- Chủ đầu tư điện mặt trời chỉ được lập dự án đầu tư có trong bản quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Hoặc nằm trong bản quy hoạch phát triển về điện lực cấp Quốc gia, cấp tỉnh được phê duyệt.
- Nội dung dự án đầu tư điện mặt trời cần phải tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và một số yêu cầu sau:
– Đánh giá chính xác những ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện mặt trời đối với điện nằm trong khu vực.
– Sở hữu thiết bị kết nối với hệ thống SCADA hoặc cung cấp thông tin điều độ nhằm đảm bảo thông tin dự báo sản lượng điện được phát theo giờ đến cơ quan điều độ quyền điều khiển.
- Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu các dự án điện mặt trời nối lưới không thấp hơn 20%/tổng mức đầu tư.
- Diện tích sử dụng đất không được phép vượt quá 1.2 ha/1MWp.
Đối với đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà
Dưới đây là một số điều kiện kinh doanh điện mặt trời trên mái nhà mà chủ đầu tư không nên bỏ qua:
- Dự án điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW: Chủ đầu tư đăng ký đấu nối với doanh nghiệp điện lực tỉnh/thành phố trực thuộc TW những thông tin chính gồm: Thông số kỹ thuật của pin quang điện, công suất dự kiến, thông số bộ biến đổi điện xoay chiều. Nếu muốn đảm bảo an toàn cho điện lưới, bộ biến đổi điện từ 1 chiều sang xoay chiều cần có chức năng chống hòa lưới khi lưới không có điện. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn về tần số và điện áp theo quy định.
- Đối với dự án điện mặt trời mái nhà, công suất lớn hơn hoặc bằng 1 MW. Chủ đầu tư cần thực hiện một số thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện lực theo quy định.
- Thường công ty điện lực tỉnh nhà sẽ phối hợp với nhà đầu tư để lắp đặt công tơ 2 chiều và ghi nhận sản lượng điện tiêu thụ cụ thể. Ngoài ra, còn ghi nhận về sản lượng điện mặt trời sản xuất mỗi tháng. Chi phí đầu tư công tơ điện 2 chiều sẽ do công ty điện lực tỉnh nhà chi trả.
- Những dự án điện mặt trời trên mái nhà cần phải áp dụng bản hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định.
Thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện năng lượng mặt trời.
Quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua Cổng thông tin Quốc gia. Hồ sơ đăng ký của nhà đầu tư qua mạng điện tử sẽ có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ bản giấy. Cụ thể:
Về cách thực hiện
Các cá nhân, tổ chức lựa chọn dùng chữ ký số công cộng hoặc dùng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký qua mạng điện tử.
Quy trình đăng ký doanh nghiệp điện mặt trời qua điện tử dùng chữ ký số công cộng
- Người đại diện sẽ tiến hành kê khai thông tin theo pháp luật. Sau đó, họ phải tải văn bản điện tử rồi ký số vào bản hồ sơ đăng ký điện tử và cuối cùng là thanh toán lệ phí tại mạng điện tử theo quy trình nằm ở cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.
- Khi hoàn tất hồ sơ đăng ký, người đại diện pháp luật sẽ nhận giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với trường hợp đủ ddieuf kiện, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin đến cơ quan Thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Đến khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cuối cùng họ sẽ thông báo cho doanh nghiệp nắm rõ việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông áo qua mạng điện tử để yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.
Quy trình đăng ký kinh doanh điện năng lượng mặt trời dùng tài khoản đăng ký kinh doanh
Sau đó, người đại diện sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử.
Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh sẽ có nhiệm vụ xem xét và gửi thông qua cho doanh nghiệp qua mạng điện tử để yêu cầu bổ sung, sửa đổi nếu chưa hợp lệ. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng sẽ cấp giấy chứng nhận, sau đó gửi thông tin đến cơ quan Thuế để xin mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp, phòng sẽ thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký bằng bản giấy kèm với giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đến phòng Kinh doanh.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu các đầu mục có trong hồ sơ với đầu mục hồ sơ của doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử. Cuối cùng, phòng sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu được thống nhất.
Trên đây là chia sẻ của Luật sư X liên quan đến nội dung Thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện năng lượng mặt trời
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện năng lượng mặt trời″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể; dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điện năng lượng mặt trời là điện được tạo ra từ việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện bằng cách sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời hoặc từ nhà máy năng lượng mặt trời dựa trên nguyên lý phản xạ ánh để vận hành lò hơi nước làm quay tua bin tạo điện.
Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được chuyển đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng, nên đầu tiên chúng ta có một nguồn tài nguyên có thể xem là vô tận để khai thác
Điện năng lượng mặt trời được công nhận là nguồn năng lượng xanh, sạch và thân thiện với môi trường, công nghệ tái chế pin năng lượng mặt trời cũng dần hoàn thiện, theo thống kê năm 2014, lượng phát thải khí CO2 trung bình của điện năng lượng mặt trời là 41g/kWh so với điện than là 820g/kWh và dầu khí là 490g/kWh
Ngoài ra, điện năng lượng mặt trời được ứng dụng sâu rộng trong đời sống của con người từ sinh hoạt đến sản xuất, có khả năng triển khai với quy mô rất đa dạng và phù hợp với mọi đối tượng