Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ là biểu mẫu dùng cho tổ chức hoặc cá nhân đề nghị Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tại đây của Luật sư X.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ là gì?
Mẫu đơn xin cấp giấy phép tiến hành công nghệ bức xạ là văn bản được người có thẩm quyền tạo lập được sử dụng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ. Mẫu đơn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép tiến hành các công việc bức xạ.
Mục đích đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ là gì?
Mục đích của đơn xin cấp giấy phép tiến hành công nghệ bức xạ: mục đích của mẫu đơn nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Mời bạn tham khảo mẫu đơn sau:
Những quy định về cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Quy định đối với việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Theo Điều 5 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
– Tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép trước khi tiến hành công việc.
– Tổ chức, cá nhân có chất phóng xạ mà sau 01 tháng chưa đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lưu giữ chất phóng xạ.
– Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trước khi đưa vào cơ sở vận hành.
– Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong công việc bức xạ đã được cấp giấy phép, mỗi khi tự xử lý, lưu giữ phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Quy định này không áp dụng đối với kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ, sử dụng nhiều nguồn bức xạ có thể được cấp một giấy phép chung.
Yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: Theo Điều 6 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
– Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực trong thời gian xử lý hồ sơ. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt. Bản sao, bản dịch phải được công chứng hoặc có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
– Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua bưu điện.
Điều kiện cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: Theo Điều 7 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
– Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này;
Nộp phí thẩm định an toàn bức xạ, lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật;
Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Năng lượng nguyên tử;
Nhân viên bức xạ có chứng nhận đã được đào tạo về an toàn bức xạ.
– Cá nhân được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này;
Nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử.
Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: Theo Điều 24 thông tư 08/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 23 của Thông tư này nộp hồ sơ tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và nộp phí, lệ phí cấp giấy phép, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế, chứng chỉ nhân viên bức xạ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 23 của Thông tư này nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và nộp phí, lệ phí cấp giấy phép, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Thông tư này hoặc trình Bộ Khoa học và Công nghệ cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Thông tư này. Giấy phép do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo mẫu 01-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy phép do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp theo mẫu 02-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 77 Luật Năng lượng nguyên tử, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế theo mẫu 03-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Chứng chỉ nhân viên bức xạ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ được nộp kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ sẽ theo thời hạn xử lý hồ sơ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
– Trường hợp không đồng ý cấp giấy phép hoặc chứng chỉ nhân viên bức xạ thì chậm nhất trong thời hạn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, cấp chứng chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu chất phóng xạ hở sử dụng trong y học hạt nhân, ứng dụng đánh dấu đồng vị phóng xạ có thời hạn 12 tháng và được cấp cho nhiều chuyến hàng. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và chất phóng xạ khác có thời hạn 06 tháng và được cấp cho từng chuyến hàng.
– Giấy phép vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có thời hạn 06 tháng.
– Bộ Khoa học và Công nghệ cấp các loại giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ sau:
Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ;
Giấy phép sản xuất chất phóng xạ;
Giấy phép chế biến chất phóng xạ;
Giấy phép vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
Giấy phép đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;