Chào Luật sư, hiện tại em đang là sinh viên Đại học năm 2. Hôm qua, em không có đi học nên mượn bài bạn để chép lại nội dung bài học. Tuy nhiên, có một cụm từ mà em vẫn chưa hiểu đó là “xã hội hóa”. Em có gọi hỏi nhưng bạn em cũng trả lời chung chung khó hiểu. Em muốn hỏi xã hội hóa là gì? Đặc điểm của xã hội hóa ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Để biết Xã hội hóa là gì theo quy định mới? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xã hội hóa là gì?
Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Nói một cách khác; đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên.
Cơ chế xã hội hóa hiện nay ra sao?
Quá trình xã hội truyền lại nền văn hóa cho mỗi cá nhân theo những cách khác nhau. Bằng những cách đó cá nhân học hỏi được nền văn hóa xã hội. Những cách này được gọi là cơ chế xã hội hóa. Có hai cơ chế xã hội hóa cơ bản sau đây:
Cơ chế định chế
Cơ chế định chế là cơ chế mà xã hội truyền lại những chuẩn mực; khuôn mẫu bắt buộc cho mỗi cá nhân. Cá nhân phải trải qua quá trình học hỏi; thực hành và thực hiện nó trong cuộc sống của mình. Ví dụ như chúng ta học được các tri thức khoa học; học được những kỹ năng lao động nhất định mà xã hội đã đạt được; đồng thời chúng ta còn học được kinh nghiệm của những người đi trước để vận dụng vào cuộc sống của mình.
Cơ chế phi định chế
Cơ chế phi định chế là cơ chế trong đó mỗi cá nhân học được ở xã hội những điều cần thiết một cách tự nhiên. Cơ chế phi định chế được thực hiện thông qua hai cách là bắt chước và lây lan.
Bắt chước là sự mô phỏng; tái tạo; lặp lại hành động; hành vi cách thức suy nghĩ và ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Với tư cách là một biện pháp tiếp thu các kinh nghiệm xã hội; bắt chước được các cá nhân dùng để lựa chọn những hành động; hành vi mà mình cho là đúng và thích thú.
Lây lan là quá trình truyền các hành vi xã hội từ người này qua người khác một cách tự nhiên. Lây lan khác bắt chước là ở chỗ các hành vi xã hội được lan truyền ngay cả khi họ không có ý định bắt chước hay học tập. Sự lan truyền hành vi xã hội ở người này sang người khác trong những điều kiện nhất định là cách mà nhiều người học được những kinh nghiệm trong ứng xử xã hội.
Ví dụ như những đứa trẻ trong gia đình có những hành vi mà bố mẹ không dạy và không bắt chước ai. Những hành vi đó gần như giống với bố mẹ nó thời nhỏ. Vì vậy; ngạn ngữ Việt Nam đã có câu: “Con nhà tông chả giống lông thì giống cánh” để ám chỉ sự lan truyền hành vi từ bố mẹ sang con cái.
Xã hội hóa là gì theo quy định mới
Kết quả của xã hội hóa là tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Mỗi thế hệ trải qua các giai đoạn nhất định của xã hội hóa mà đạt được khả năng; năng lực hoạt động để thể hiện vai trò của chính mình trong xã hội. Trong xã hội hiện đại hiện nay; hoàn thiện nhân cách của con người là cả một quá trình dài suốt cuộc đời của người ấy. Sự hoàn thiện nhân cách đó phụ thuộc vào quá trình giáo dục xã hội.
Theo nghĩa rộng “giáo dục” được hiểu là sự tác động đến con người của toàn bộ hệ thống của các mối quan hệ xã hội với mục đích chuyển tải kinh nghiệm xã hộ; do đó các cá nhân có thể thu nhận được các kinh nghiệm này ở mọi nơi; trong mọi nhóm xã hội khác nhau. Trong trường hợp này khái niệm xã hội hóa đồng nhất với khái niệm giáo dục.
Xã hội hóa còn tạo sự hoàn thiện; phát triển nhân cách của mỗi người bởi lẽ mỗi một cá nhân thể hiện vai trò của mình trong xã hội trong những điều kiện chủ động sáng tạo của mình để xây dựng xã hội. Quá trình đó giúp cho cá nhân nâng cao chất lượng hành vi xã hội của mình, tham gia góp phần sáng tạo cho xã hội.
Sự hoàn thiện nhân cách này được diễn ra trong các điều kiện xã hội nhất định. Vì vậy, xã hội phải tạo ra các môi trường xã hội lành mạnh và định hướng rõ ràng trong các môi trường đó nhằm tác động một cách có ý thức và quá trình xã hội hóa.
Mục đích của xã hội hóa là gì?
Trong quá trình xã hội hóa; con người học cách để trở thành thành viên của một nhóm; một cộng đồng hoặc xã hội. Quá trình này không chỉ giúp mọi người làm quen với các nhóm xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này có khả năng tự duy trì theo thời gian. Ở tầm vĩ mô; xã hội hóa đảm bảo rằng chúng ta có một quá trình phát triển mà qua đó các chuẩn mực và phong tục của xã hội được truyền tải. Xã hội hóa dạy cho mọi người những chuẩn mực, cách ứng xử đúng đắn đáp ứng những mong đợi của xã hội; cộng đồng hoặc một tình huống cụ thể. Nói cách khác; nó là một hình thức kiểm soát xã hội.
Xã hội hóa có nhiều mục tiêu cho cả thanh thiếu niên và người lớn. Nó dạy trẻ em những vấn đề nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Quá trình xã hội hóa cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để thích ứng; phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội. Qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội.
Các tác nhân xã hội hóa hiện nay gồm những gì?
Gia đình
Gia đình là tác nhân đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với con người. Bởi lẽ; từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành; gia đình là môi trường cơ bản dạy trẻ những kinh nghiệm sống; những bài học đầu đời hay những tiêu chuẩn văn hóa nhằm hình thành nhân cách và thái độ sống của mình.
Nhà trường
Khi lớn hơn một chút; ngoài gia đình thì nhà trường cũng là tác nhân có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của con người. Nhà trường là nơi cung cấp cho con người những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao tùy theo từng độ tuổi và khả năng hấp thụ của trẻ. Ở mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau trong nhà trường; mỗi người sẽ có nhận thức về trách nhiệm; bổn phận của mình cũng như có động lực để phát triển; hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.
Bạn bè
Ngoài các thành viên trong gia đình thì bạn bè là những người vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa. Những người bạn cùng nhau lớn lên; học tập và hưởng sự quan tâm của xã hội giống nhau nên họ dễ dàng tiếp cận và chơi thân với nhau. Tuy nhiên; bạn bè cũng có bạn bè tốt và bạn bè xấu. Vì vậy; mỗi người nên biết chọn bạn để không bị lôi kéo vào những chiều hướng tiêu cực.
Các phương tiện truyền thông đại chúng
Ngày nay, khi mà các phương tiện truyền thông, internet ngày càng phát triển thì sự tác động của nó đến xã hội hóa ngày càng quan trọng. Truyền thông đưa đến cho con người nguồn thông tin ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, là nguồn giải trí quan trọng của nhiều gia đình… Tuy nhiên, ngoài các thông tin tích cực tạo điều kiện hoàn thiện trí thức, nhân cách, đạo đức của con người thì cũng có những thông tin tiêu cực. Vì vậy, con người cần biết sử dụng, chọn lọc thông tin cần thiết để học tập, giải trí, tránh lạm dụng quá mức dẫn đến hậu quả xấu.
Ngoài ra, quá trình xã hội hóa còn chịu tác động của tôn giáo, độ tuổi, nghề nghiệp…
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn nghị định 63 mới nhất
- Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn theo nghị định 63 bao gồm những gì?
- Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Xã hội hóa là gì theo quy định mới“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu đơn ly hôn, thủ tục thành lập công ty hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân, công ty tạm ngưng kinh doanh… để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ở Việt Nam, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó như xã hội hóa kinh tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáo dục. Tương tự như khái niệm xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục là việc tất cả mọi người trong xã hội đều làm giáo dục, mọi người giáo dục lẫn nhau và tất cả mọi người đều được giáo dục. Xã hội hóa giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển hoàn thiện về trí thức cũng như nhân cách của con người, trở thành quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục cũng trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người.
Nhà nước thực hiện xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn đó là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực của toàn xã hội để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa… của đất nước cũng như tạo điều kiện để xã hội đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng các thành quả giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng cao.
Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G. Mead (nhà xã hội học Mỹ)
Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G.Andreeva (nhà xã hội học Nga)
Phân đoạn quá trình xã hội hóa của các nhà triết học cổ Phương Đông