Góp vốn là một hoạt động diễn ra phổ biến trong đời sống hằng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Mục đích của góp vốn cũng rất đa dạng: góp vốn để mua bán, góp vốn thành lập công ty, góp vốn đầu tư…Đặc biệt trong kinh doanh, góp vốn là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhiều doanh nghiệp. Để thuận tiện cho những ai có nhu cầu soạn thảo hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Hợp đồng góp vốn được hiểu là như thế nào?
Hợp đồng góp vốn hay còn gọi với cái tên khác biên bản hợp đồng hợp tác đầu tư là hợp đồng sẽ được ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia lợi nhuận. Vốn góp ở đây có thể là vật chất, tài sản, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Có thể lấy ví dụ như quyền sử dụng đất, xây dựng, nhà ở, công trình, hàng hóa,….
Hợp đồng góp vốn được lập ra dùng để ghi chép về việc thỏa thuận góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Mẫu sẽ nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần thành viên tham gia cuộc họp, mục đích góp vốn, thời hạn vốn, số vốn góp,…
Đặc điểm của Hợp đồng góp vốn giữa hai cá nhân
Hợp đồng góp vốn phải được lập thành văn bản
Hợp đồng góp vốn là hợp đồng có thể có nhiều bên cá nhân tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác góp vốn để cùng làm một công việc. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thoả thuận, cho nên hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng phải lập thành văn bản vì đây là hợp đồng phức tạp và văn bản hợp đồng sẽ là chứng cứ để giải quyết các tranh chấp nếu xảy ra:
- Đây là hợp đồng có sự đóng góp tài sản và/hoặc công sức của nhiều chủ thể.
- Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Có thể có sự thay đổi chủ thể trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng (có sự ra nhập hay rút bớt thành viên hợp tác).
- Có sự đại diện của các thành viên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba.
Hình thức bằng văn bản của hợp đồng góp vốn có thể có thêm người làm chứng hoặc các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức công chứng. Nếu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất thì bên cạnh hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản, có công chứng thì các bên phải đăng ký biến động quyền sủ dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai 2013.
Hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ.
Hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng góp vốn là hợp đồng không có đền bù mà cũng chia sẻ lãi hoặc lỗ
Sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thoả thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lợi nhuận thì chia cho các thành viên theo thoả thuận. Nếu thua lỗ thì các bên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình vào hợp đồng góp vốn.
Hợp đồng góp vốn là hợp đồng đa phương.
Số lượng các chủ thể trong hợp đồng góp vốn là không giới hạn, có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy theo quy mô dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư.
Tải xuống mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân
Mời bạn tham khảo mẫu dưới đây:
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân
Quyền và nghĩa vụ được quy định cho các bên. Một số nội dung có thể đưa vào Hợp đồng phần quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyền:
- Yêu cầu bên kia góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
- Yêu cầu bên kia thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
- Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
- Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên kia không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.
- Nghĩa vụ:
- Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng.
- Cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu được yêu cầu.
- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
- Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.
- Hỗ trợ để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản nếu được có yêu cầu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
- Tìm doanh nghiệp theo mã số thuế
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Lý lịch tư pháp để làm gì
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa hai cá nhân mới″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục xin xác nhận độc thân tại hà nội; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các bên thỏa thuận các điều khoản chung có trong hợp đồng, như:
Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng.
Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hòa giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Là cá nhân. Trong nhiều trường hợp, cá nhân cũng có thể ủy quyền cho người khác đứng tên số vốn góp và thực hiện giao kết hợp đồng góp vốn, tuy nhiên việc cá nhân ủy quyền cho người khác thay mình đứng tên phần vốn góp là khá ít nhưng quy định pháp luật không cấm.