Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Vậy pháp luật được thực hiện với mục đích gì? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật sư X!
Pháp luật được thực hiện với mục đích gì?
Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Mục đích của việc ban hành pháp luật
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều tiết những vấn đề thực tiễn. Xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành.
- Văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách. Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách . Pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp gián tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng vai trò là động lực. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, địa phương đưa ra các biện pháp để quản lý tốt các trường học, bệnh viện, xây dựng và quản lý tốt hệ thống nước sạch, đường giao thông… Bằng các văn bản quy phạm pháp luật, chính quyền địa phương đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ chế thực thi hiệu quả.
- Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra/phân bổ/phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế. Pháp luật có thể tạo điều kiện để tăng việc làm và tăng thu nhập. Pháp luật tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tiếp cận với các công nghệ thông tin và thị trường, với các kỹ năng về tín dụng và quản lý, qua đó giúp họ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật góp phần nhằm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển. Cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật làm thay đổi các hành vi xử sự không mong muốn và thiết lập các hành vi xử sự phù hợp. Muốn tạo điều kiện cho phát triển, chúng ta cần phải sử dụng pháp luật để làm thay đổi hành vi xử sự của phần lớn nhân dân, đặc biệt là của các cán bộ nhà nước. Các cán bộ nhà nước là những người đầu tiên có trách nhiệm bảo đảm một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và thay mặt cho những người mà họ đại diện, đó là nhân dân. Các cán bộ địa phương một mặt thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định nhưng mặt khác, đây cũng là sự phó thác của nhân dân đối với đại diện trực tiếp (Hội đồng nhân dân) hay gián tiếp (Uỷ ban nhân dân) của mình trong bộ máy chính quyền.
Các chức năng của pháp luật
Pháp luật có các chức năng sau:
Chức năng điều chỉnh
Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.
Chức năng bảo vệ
Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hnàh vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.
Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự,…).
Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.
Chức năng giao tiếp
Một trong những khái niệm cơ bản của khoa học xã hội trong giai đoạn hiện nay là khái niệm và mối liên hệ nhân quả – thông tin. Khái niệm đó có ý nghĩa rất lớn ở khía cạnh quản lý sự phát triển xã hội. Hoạt động sống về mặt xã hội của các cá nhân liên quan chặt chẽ hữu cơ với việc thu nhận, tiếp nhận, chiếm lĩnh, lưu giữ và sử dụng thông tin xã hội. Thông tin pháp luật là một trong những dạng của thông tin xã hội mang tính chất mệnh lệnh, quy định. Với sự hỗ trợ của quy phạm pháp luật quan điểm của Nhà nước về hành vi đòi hỏi phải có hành vi cho phép hoặc cấm đoán được thông báo cho những người tham gia các quan hệ xã hội. Như vậy, trong hoạt động của mình – hoạt động cá nhân hoặc tập thể, các công dân được thông tin về các phương pháp và các biện pháp của việc đạt được các kết quả cần thiết, về các hậu quả của việc vi phạm các quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Pháp luật được thực hiện với mục đích gì?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Cơ quan hành pháp là cơ quan có nhiệm vụ thi hành các nội dung được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật khác do Quốc hội, cơ quan lập pháp ban hành, chủ thể có quyền hành pháp bao gồm tất cả các cá nhân đang giữ chức vụ trong Chính phủ.
Ở nước ta quyền lực Nhà nước là một thể thống nhất nhưng có sự phân công giữa những cơ quan với nhau, tương ứng với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, thực hiện là cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Trong đó cơ quan lập pháp là Quốc Hội, cơ quan hành pháp là Chính Phủ, cơ quan tư pháp là Tòa án Nhân dân.
Chính phủ có nhiệm vụ chính là tiến hành triển khai, hướng dẫn thi hành các đạo luật mà Quốc hội đã ban hành.
Trong cơ quan lập pháp thì Thủ tướng Chính phủ là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với những nội dung, chính sách về thi hành pháp luật, ngoài ra có quyền đề bạt về việc bổ nhiệm, bãi nhiệm hay khen thưởng cá nhân, tổ chức nào đó trình lên Quốc hội để được xem xét.
Dưới Thủ tướng thì còn có các Phó Thủ tướng sẽ hỗ trợ công việc giúp Thủ tướng trong việc triển khai, thực hiện quyết định, ngoài ra còn có các bộ và cơ quan ngang bộ, UBND các cấp.