Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều thí sinh, phụ huynh còn băn khoăn về cách tính điểm xét tuyển đại học. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn cách tính điểm tổ hợp môn xét tuyển. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Cách tính điểm tổ hợp môn xét tuyển
Thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cực kỳ quan trọng với các bạn học sinh và các học sinh đang trong giai đoạn đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 trực tuyến hoặc trực tiếp. Vậy bạn đã biết cách tính điểm, quy tắc tính điểm và điều kiện tốt nghiệp 2022 chưa? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Cách tính điểm tổ hợp môn xét học bạ
Điều kiện thí sinh được xét tuyển học bạ về nguyên tắc chung phải đáp ứng 2 điều kiện sau đây:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm xét tuyển.
- Điểm của từng môn trong tổ hợp ba môn xét tuyển cần từ 6.0 điểm trở lên (theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơ chế tuyển sinh hệ đại học chính quy bằng hình thức xét tuyển qua kết quả học tập THPT).
Điều kiện được xét tuyển học bạ là một yếu tố quan trọng mà thí sinh nên biết và lưu ý. Tùy theo từng cơ sở đào tạo, trường đại học mà các điều kiện để được xét tuyển học bạ đối với thí sinh sẽ có sự khác biệt.
Tuy vậy, mọi yếu tố xét tuyển nhìn chung đều phải phù hợp với chất lượng giảng dạy của trường và quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Cách tính điểm xét học bạ
Khi lựa chọn cách xét tuyển học bạ, điểm ưu tiên sẽ chỉ được cộng vào điểm xét tuyển với điều kiện điểm của các môn trong tổ hợp môn đảm bảo chất lượng đầu vào của trường.
Mỗi trường sẽ có cách tính điểm học bạ khác nhau nhưng nhìn chung hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay đều sử dụng các công thức tính như sau:
- Xét tuyển 5 học kỳ: Bao gồm điểm của hai học kỳ năm lớp 10, hai học kỳ năm lớp 11 và điểm học kỳ I năm lớp 12.
- Xét tuyển 6 học kỳ: Sử dụng điểm tổng kết trung bình môn của cả 6 học kỳ từ năm lớp 10 đến năm lớp 12 để xét tuyển.
- Điểm trung bình môn năm lớp 12.
- Tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển.
- Điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển.
Cách tính điểm tổ hợp môn xét tuyển đại học
Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số
Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
– Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
– Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.
Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số
Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:
Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.
Về điểm ưu tiên: Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:
– Điểm ưu tiên theo đối tượng:
+ Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học;
+ Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
– Điểm ưu tiên theo khu vực:
+ Khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
+ Khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
+ Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu mới nhất
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?
- Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách tính điểm tổ hợp môn xét tuyển”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tương tự cách tính điểm như đã nêu ở những mục trên, với những bạn xét tuyển đại học khối A (bao gồm các môn: Toán – Lý – Hóa) không nhân hệ số sẽ tính điểm như sau:
Điểm xét tuyển Đại học = Điểm môn Toán + Điểm môn Lý + Điểm môn Hóa + Điểm ưu tiên
Hiện tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng phương pháp học và xếp loại theo hình thức hệ thống tín chỉ. Do vậy việc xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được tính như sau.
Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:
– Từ 8.0 – 10 : Giỏi
– Từ (6.5 – 7.9) : Khá
– Từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
– Từ (3.5 – 4,9) : Yếu
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ
Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:
– Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
– Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
– Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
– Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
– Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
– Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
– Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
– Điểm F dưới 4.0: Kém