Hiện nay với cơ chế thông thoáng nên việc thành lập công ty để bắt đầu khởi nghiệp không còn khó khăn như trước. Nhưng có nhiều bạn khi bắt đầu khởi nghiệp đều băn khoăn không biết thành lập công ty có cần bằng cấp không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn
Căn cứ pháp lý
Thành lập công ty có cần bằng cấp không?
Không giống như cuộc sống an nhiên của những thế hệ trước, thế hệ trẻ tại Việt Nam ngày này càng có nhiều ý chí tự lập hơn. Chính vì thế có nhiều công ty khởi nghiệp ra đời. Tuy nhiên có một vấn đề mà những người trẻ tuổi khi thành lập doanh nghiệp thường thắc mắc, đó là mở công ty có cần bằng cấp không? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung tiếp theo của bài viết.
Mở công ty có cần bằng cấp không?
Tại Việt Nam, ngành nghề kinh doanh được chia làm 02 nhóm (i) ngành nghề kinh doanh không có điều kiện (ii) ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đây bao gồm: Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, ngành nghề yêu cầu về Bằng tốt nghiệp đại học, ngành nghề yêu cầu ký quỹ…vv
Căn cứ vào từng ngành nghề có điều kiện, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng về việc chứng minh mình đủ khả năng để đáp ứng điều kiện của pháp luật.
Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản đòi hỏi doanh nghiệp có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất đông sản, ngành nghề kế toán, kiểm toán yêu cầu Giám Đốc phải có chứng chỉ đào tạo kế toán….
Thành lập Công ty đa phần là không cần bằng cấp, việc phải cung cấp thêm bằng cấp sẽ sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải đáp ứng yêu cầu mới có thể tiến hành thành lập công ty với ngành nghề kinh doanh đó.
Thủ tục thành lập công ty
Trình tự, thủ tục thành lập công ty được quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký mới, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau đây là các thông tin doanh nghiệp cần xác định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ
a. Xác định loại hình doanh nghiệp
Có rất nhiều các loại hình công ty – doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm nổi bật của từng loại hình công ty – doanh nghiệp, từ đó lựa chọn để phù hợp với tầm nhìn phát triển của công ty.
Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Công ty/doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
b. Đặt tên doanh nghiệp & địa chị trụ sở giao dịch
Sau khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty/doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký (trừ những tên của doanh nghiệp đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp)
c. Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty
d. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty
Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
e. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo điều 7 của luật doanh nghiệp)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư X
Hiện nay, khi khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về thành lập doanh nghiệp
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thành lập công ty có cần bằng cấp không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bằng cấp là những tấm giấy có giá trị xác nhận một vấn đề nào đó mang tính chuyên môn của người dùng và có thể sử dụng lâu dài và phục vụ cho nhiều công việc khác nhau sau này. Tấm giấy này được một cơ quan thẩm quyền nào đó cấp và có dấu từ đầy đủ
Hồ sơ gồm?
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
Thứ nhất: Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
Thứ hai: Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Văn bản ủy quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt