Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ; quy mô vốn thấp danh cho các cá nhân, hộ gia đình. Sau một thời gian hoạt động; chủ hộ kinh doanh cần hoặc muốn chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp; để đáp ứng nhu cầu phát triển. Vậy Có chuyển đổi được hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp được không, làm như thế nào ? Và hồ sơ chuyển đổi ra sao ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty TNHH 1 Thành viên là gì?
Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty TNHH Một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty TNHH Một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Thành lập công ty TNHH 1 thành viên là thủ tục hành chính để hoạt động kinh doanh được hợp pháp bao gồm các bước:
1 Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ
2 nộp và theo dõi hồ sơ thành lập công ty
3 nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
4 khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu.
Có thể chuyển đổi từ Hộ kinh doanh sang Công ty TNHH 1 TV được không?
Theo các quy định trước đây thì không thể chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp; mà chủ hộ kinh doanh chỉ có thể lựa chọn giải thể hộ kinh doanh; đồng thời thành lập doanh nghiệp
Nhưng bắt đầu từ Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP; về đăng ký doanh nghiệp thì ở Khoản 6 Điều 1 hộ kinh doanh; có thể trực tiếp chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Điều kiện để chuyển đổi
Căn cứ theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP; về đăng ký kinh doanh quy định về số lượng lao động đối với hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp bạn muốn mở rộng quy mô hộ kinh doanh và thuê thêm lao động; bạn cần chú ý nếu thuê trên 10 lao động; thì bạn cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp mới.
Căn cứ vào nghị định 108/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 10 tháng 10 năm 2018; thì việc thành lập công ty từ hộ kinh doanh đã có những hướng dẫn rất cụ thể. (Trước thời điểm này; muốn thành lập công ty bạn phải thành lập công ty mới hoàn toàn và giải thể hộ kinh doanh).
Đăng ký chuyển đổi như thế nào?
Theo Điều 27 (01/2021/NĐ-CP). Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
- Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh; thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm: Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế; và các giấy tờ quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp; trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn; mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư; thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Hồ sơ chuyển đổi
Điều 24(01/2021/NĐ-Cp). Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức; (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư;x và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây(tại điều 26 khoản 1 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):
a) Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân; bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán; và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
b) Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận; và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.
c) Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận; và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn; mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn; mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác. Cụ thể là các loại hình: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
Là hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.