Xin chào luật sư. Cho tôi hỏi hiện nay theo quy định pháp luật thì có mấy loại văn bản liên tịch? Đó là những loại văn bản nào? Có mấy loại văn bản liên tịch? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn1
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Văn bản liên tịch là gì?
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì các Thông tư liên tịch sau đây là văn bản quy phạm pháp luật
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước đây theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 còn có thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (khoản 11 Điều 2). Với chủ trương tinh gọn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giảm bớt cồng kềnh thì không ghi nhận thông tư liên tịch này là văn bản quy phạm pháp luật nữa.
Cho đến nay, tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2020) đã có sửa đổi về nội dung này như sau:
“Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.”
Theo đó, hiện hành chỉ có Thông tư liên tịch giữa Chánh án toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là văn bản quy phạm pháp luật. Không được ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nữa.
Có mấy loại văn bản liên tịch?
Thông tư liên tịch được chia thành 02 loại chính. Tương ứng với các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan ban hành ra Thông tư liên tịch như:
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoặc thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thi hành thực hiện luật; nghị quyết của Quốc hội. Ngoài ra thông tư liên tịch ban hành còn để hướng dẫn Nghị quyết của Chủ tịch nước; Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; pháp lệnh liên quan tới chức vụ và quyền hạn của cơ quan ngang bộ.
Ngoài ra thì thông tư liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan tổ chức chính trị – xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó được tham gia nhiệm vụ quản lí nhà nước.
Đặc điểm của Thông tư liên tịch
Dự thảo của thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hoặc giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận; bàn bạc với nhau sau đó đưa ra thống nhất về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo theo yêu cầu có trách nhiệm tổ chức công tác soạn thảo dự thảo theo đúng phân công của cơ quan chức năng và thực hiện đăng tải trên cổng thông tin điện tử trong thời gian 60 ngày để các cơ quan; tổ chức; cá nhân cùng tham gia ý kiến với dự thảo đó.
Ngoài ra dự thảo thông tư liên tịch đó phải được lấy ý kiến của các thành viên thuộc Hội đồng thẩm phán của Toàn án nhân dân tối cao cùng với các thành viên của Uỷ ban kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi có ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu thì Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu những ý kiến đóng góp đó và trên cơ sở đóng góp để chỉnh lý dự thảo hợp lý nhất.
Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch đều đồng ý chấp thuận; cùng nhau ký vào văn bản quy phạm pháp luật.
Có bao nhiêu loại văn bản pháp luật?
Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 26 loại văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ vào cơ quan ban hành thì văn bản pháp luật được phân loại như sau:
– Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành : Pháp lệnh, Nghị quyết; Nghị quyết liên tịch với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định.
– Chính phủ ban hành: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ; với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định.
– Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết.
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
– Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: Thông tư.
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: Thông tư.
– Chánh an Tòa án nhân dân tối cao; và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: thông tư liên tịch.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư liên tịch.
– Tổng kiểm toán nhà nước ban hành: Quyết định.
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã ban hành: Nghị quyết.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện xã ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.
– Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về chữ ký trên văn bản của pháp luật 2022
- Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
- Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có mấy loại văn bản liên tịch?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành thông tư liên tịch.
Thông tư và Thông tư liên tịch không phải là một.
Đây là 02 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Thông tư là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải thích, hướng dẫn các cơ quan; tổ chức; doanh nghiệp; cá nhân thực hiện những văn bản quy định của nhà nước thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thường thì thông tư ban hành dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ; bộ trưởng ký ban hành.
Việc phân loại văn bản quy phạm pháp luật tạo nên tính thống nhất pháp luật trên cả nước. Nhờ đó, mỗi cơ quan tránh dùng sai loại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan khác; dẫn đến hậu quả là huỷ văn bản và ban hành lại.