Đèn tín hiệu giao thông là thiết bị dùng đề điều khiển giao thông quan trọng tại các điểm, nút thắt giao thông giúp giải quyết rất lớn các vấn đề giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa và tác dụng của các loại đèn giao thông. Cùng Luật sư X tìm hiểu về tác dụng của đèn giao thông qua bài viết dưới đây.
Tác dụng của đèn giao thông
Đèn giao thông 3 màu
Loại đèn giao thông này gồm 3 màu: xanh, đỏ, vàng. Mỗi một màu đều có ý nghĩa riêng cụ thể như:
– Đỏ: Khi gặp đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở phía trước vạch dừng (trừ trường hợp những xe rẽ phải và những xe được quyền ưu tiên đi làm nhiệm vụ).
– Xanh: Khi gặp đèn xanh, tất cả các phương tiện được phép đi.
– Vàng: Đèn vàng là dấu hiệu của sự chuyển đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ.
Khi đèn vàng bật sau đèn xanh nghĩa là các phương tiện chuẩn bị dừng, các phương tiện phải dừng lại trước vạch sơn dừng vì tiếp đó đèn đỏ sẽ sáng, trường hợp đã vượt quá vạch dừng thì phải nhanh chóng cho xe rời khỏi giao lộ.
Khi đèn vàng bật sau đèn đỏ nghĩa là các phương tiện chuẩn bị di chuyển, người lái xe có thể đi trước hoặc chuẩn bị để đi vì tiếp đó đèn xanh sẽ sáng.
Khi đèn vàng nhấp nháy ở tất cả các hướng (hoặc ngừng hoạt động) nghĩa là được đi nhưng người lái xe vẫn phải chú ý.
Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, vàng ở giữa, xanh ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì theo thứ tự đỏ ở bên trái, vàng ở giữa, xanh ở bên phải hay ngược lại(đèn xanh luôn luôn hướng về phía vỉa hè hoặc dải phân cách, đèn đỏ hướng xuống lòng đường).
Đèn giao thông 2 màu
Loại đèn này bao gồm 2 màu: xanh và đỏ. Mỗi một loại màu có tác dụng như sau:
– Đỏ: màu đỏ có nghĩa người đi bộ không được sang đường: hiển thị bởi hình ảnh người màu đỏ đang đứng yên hoặc chữ “dừng lại”. Khi gặp đèn đỏ, người đi bộ phải đứng yên trên vỉa hè.
– Xanh: Đèn xanh có nghĩa là “được phép sang đường”. Nó có hình ảnh người màu xanh đang bước đi hoặc chữ “sang đường”. Khi gặp đèn xanh, người đi bộ được phép sang đường. Khi đèn xanh nhấp nháy, người đi bộ phải khẩn trương sang nốt quãng đường còn lại. Trường hợp chưa kịp sang đường thì phải dừng lại.
– Loại đèn này lắp theo thứ tự: Nếu lắp chiều dọc thì đèn đỏ ở trên, đèn xanh ở dưới. Nếu lắp chiều ngang thì đèn đỏ ở bên trái, đèn xanh ở bên phải hoặc ngược lại. Loại này đôi khi được lắp kèm với đèn đếm lùi để người đi bộ có khả năng ước lượng thời gian sang đường là bao lâu.
Đèn tín hiệu giao thông đếm lùi
Đây là loại đèn lắp đặt bổ sung bên cạnh đèn tín hiệu chính. Đèn đếm lùi được hiển thị bằng một con số đếm ngược với những màu sắc khác nhau. Khi đèn đếm đến “0” là lập tức chuyển màu đèn chính. Đèn đếm lùi có thể có số 0 ở hàng chục hoặc không có.
Đèn dành cho người đi xe đạp (đèn phụ bổ sung)
Đèn tín hiệu giao thông cho người đi xe đạp là loại đèn dành cho xe đạp dắt ngang qua đường. Loại đèn này có biểu tượng hình chiếc xe đạp, được gắn ở phía bên trái hoặc bên phải cột đèn để báo hiệu cho người đi xe đạp biết
Loại đèn này thường chỉ lắp đặt ở đường dành cho xe đạp, cũng có 3 màu xanh, đỏ, vàng và ý nghĩa như trên. Đôi khi, có loại chỉ có 2 màu xanh, đỏ mà không có màu vàng (những đoạn đường vắng xe cộ) hoặc chỉ có màu vàng độc lập để cảnh báo người đi xe đạp. Loại đèn tín hiệu giao thông này được lắp đặt ở những quốc gia sử dụng nhiều xe đạp.
Tác dụng của đèn tín hiệu giao thông
Đèn đếm lùi: gắn cạnh đèn chính, báo hiệu thời gian còn lại trước khi đèn chính chuyển màu. Đèn này rất hữu ích cho người đi đường, vì chúng ta biết được khi nào thì đèn chính chuyển màu mà chủ động tăng hay giảm tốc độ.
Đèn cho người đi bộ sang đường: tín hiệu màu đỏ có hình người tư thế đứng hoặc chữ viết “Dừng lại”; tín hiệu màu xanh có hình người tư thế đi hoặc chữ viết “Đi”. Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng. Khi tín hiệu xanh nhấp nháy, tức là báo hiệu sắp chuyển sang tín hiệu đỏ: người đi bộ dừng lại, không qua đường.
Đèn phụ hình mũi tên màu xanh: các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu
Đèn hộp gồm mũi tên màu xanh và gạch chéo màu đỏ, treo ở phía trên làn xe chạy. Tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ. Tín hiệu đỏ cấm đi ở trên làn đường có đèn đỏ;
Đèn cho phép rẽ phải: thường là đèn xanh đỏ có kích thước nhỏ, treo trên cùng cột đèn giao thông, phía dưới các đèn chính. Đèn này thể hiện cho phép người rẽ phải hay không.
Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy: dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, v.v… Đèn xanh cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ cấm đi;
Loại đèn đỏ 2 bên thay nhau nhấp nháy: nơi giao nhau với đường sắt, khi bật sáng thì mọi phương tiện phải ngừng lại và chỉ được đi khi đèn tắt. Ngoài ra để gây chú ý, ngoài đèn đỏ nhấp nháy còn trang bị thêm chuông điện hoặc tiếng nói nhắc nhở có tàu hỏa.
Về màu đèn tín hiệu, trong điều 3 luật giao thông đường bộ quy định rõ:
- Tín hiệu xanh là được đi;
- Tín hiệu đỏ là cấm đi;
- Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
Về ý nghĩa đèn xanh đèn đỏ thì chắc ai cũng rõ, kể cả các cháu thiếu nhi. Nhưng nhiều người lại hiểu nhầm rằng màu vàng là vẫn được đi như màu xanh. Hiểu như vậy là sai với luật (mục c nêu trên). Khi đèn vàng mà xe chưa đi qua vạch thì phải dừng lại, nếu không sẽ phạm luật.
Mời bạn xem thêm:
- Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022?
- Tại sao đèn tín hiệu giao thông lại có màu đỏ vàng và xanh?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp đèn tín hiệu giao thông tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
– Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Tự động đếm lùi: đây là chế độ đếm lùi thời gian của các đèn hiệu theo số liệu tính toán giao thông. Được lưu lại và hoạt động theo cơ chế tự động hoàn toàn. Số đếm lưu mặc định cho các đèn hiệu như sau: Xanh: 15 / Vàng: 3 / Đỏ: 15.
Nhân công (EA) : đây là chế độ điều khiển bật tắt đèn xanh–vàng–đỏ theo chủ ý của người điều hành giao thông (không tính toán trước thời gian, do vậy số đếm được đếm tăng để theo dõi thời gian bật đèn tương ứng)
Cảnh báo (AL): chế độ nháy đèn vàng tại các nút giao cắt để cảnh báo phương tiện tham gia giao thông giảm tốc độ, chú ý quan sát tránh va chạm. chế độ này thường được bật vào giờ ít lưu thông từ 0h-5h.
Theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì tín hiệu đỏ là cấm đi. Tuy nhiên khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép người tham gia giao thông được phép rẽ phải khi có đèn đỏ khi:
Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.
Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.