Khi tham gia giao thông, nếu xảy ra vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy CSGT có được đứng giữa đường để chặn xe người vi phạm không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
CSGT có được dừng xe người vi phạm không?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:
“1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông; giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật, kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, CSGT có quyền được dừng dừng phương tiện để kiểm tra người vi phạm.
Các trường hợp dừng phương tiện của cảnh sát giao thông
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA về các trường hợp dừng phương tiện của cảnh sát giao thông:
“1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kế hoạch tuần tra, kiểm soát; xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”
CSGT có được đứng giữa đường để chặn xe người vi phạm không?
Điều 17 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định rất cụ thể vị trí CSGT được đứng để ra hiệu lệnh dừng xe. Theo đó, vị trí đứng của CSGT luôn có một khoảng cách an toàn nhất định đối với phương tiện được ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát. Việc dừng phương tiện luôn được quán triệt phải bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người tham gia giao thông.
Như vậy, pháp luật không cấm CSGT đứng giữa đường để chặn xe người vi phạm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì cảnh sát giao thông không nên làm điều này. Vậy nếu không chặn xe xử lý người vi phạm, CSGT sẽ phải làm gì?
Bỏ qua vi phạm, sẽ có nhiều hệ lụy mà đầu tiên là việc chạy xe bất chấp Luật Giao thông đường bộ. Nếu trường hợp nào cũng dùng xe chuyên dụng truy đuổi người vi phạm, vừa tốn kém, vừa không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cuối cùng, muốn phạt nguội, gửi giấy phạt về nơi cư trú của người vi phạm, có quá nhiều bất cập khi xe không chính chủ, thiếu chế tài mạnh trong trường hợp người vi phạm chây ì, nhất là những xe “mù”. Hơn nữa, nếu không dừng xe những đối tượng phóng nhanh, vượt ẩu, ai dám chắc họ không tiếp tục lao đi và có thể gây nên những hậu quả thảm khốc?
Giải pháp xử lý an toàn
Thực tế, dù các phương tiện dù lưu thông với tốc độ cao hay thấp, việc CSGT đột ngột lao ra đường chặn lại rất dễ gây bức xúc cho người lái xe, dẫn đến những hành động và lời lẽ bất nhã, xúc phạm. Cũng từng có những vụ CSGT lao ra đường huơ gậy bắt người vi phạm, tài xế không kịp xử lý, đã dẫn đến hàng loạt các phương tiện phía sau và bên cạnh va chạm. Đặc biệt, việc CSGT lao ra đường chặn xe rồi nhảy lên nắp ca-pô, bám vào cần gạt, thành cửa xe… cũng đã gây ra những tai nạn đáng tiếc. Đó là những lý do khiến dư luận băn khoăn, thậm chí thiếu thiện cảm với lực lượng CSGT.
Vậy giải pháp nào để vừa xử lý đủ răn đe người vi phạm vừa bảo đảm an toàn? Vẫn là lực lượng CSGT nên đứng ở lề đường, thoáng tầm nhìn, không gây cản trở hay nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông khác, sau đó ra tín hiệu yêu cầu xe tấp vào lề, dừng đỗ để xử lý.
Nếu lái xe cố tình không dừng, CSGT có thể dùng phương tiện để đuổi theo; ghi lại hình ảnh của phương tiện để phạt nguội; báo cho trạm, tổ tuần tra trên đoạn đường đó tổ chức các biện pháp chặn phương tiện này… Với những vi phạm giao thông thông thường, có thể dùng nhiều biện pháp đã được quy định trong luật, sử dụng camera, công nghệ thông tin để xử lý.
Có thể bạn quan tâm:
- CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không?
- Cho mượn xe gây tai nạn, chủ xe bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “CSGT có được đứng giữa đường để chặn xe người vi phạm không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định 3 trường hợp dù không vi phạm nhưng các phương tiện vẫn có thể bị CSGT dừng xe kiểm tra tại điểm b, c, d Điều 16. Do đó, CSGT có thể yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm; tuy nhiên nếu xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính).
– CSGT dừng phương tiện giao thông thông qua tín hiệu bằng tayl gậy chỉ huy giao thông.
– CSGT dừng phương tiện giao thông thông qua tín hiệu như còi; loa pin cầm tay; loa điện gắn trên phương tiện tuần tra.
– CSGT dừng phương tiện giao thông thông qua tín hiệu như đèn tín hiệu; biển báo hiệu; barie hoặc rào chắn.
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
– Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.