Lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm tương đồng và dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Cả hai đều ảnh hưởng, hướng tới mục tiêu và làm việc với con người. Lãnh đạo và quản lý thường đi cùng nhau nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Phân biệt lãnh đạo và quản lý là công việc còn nhiều khó khăn. Vậy lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?
Lãnh đạo là người cải tiến, cách tân còn quản lý là người trông nom.
Lãnh đạo là một nguyên bản thì quản lý là người copy.
Lãnh đạo đưa ra ý tưởng, quản lý là người thực thi nó. Lãnh đạo tập trung vào phát triển, quản lý chú trọng việc duy trì.
Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề con người, quản lý chú trọng tới hệ thống & cấu trúc.
Lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên bằng niềm tin.
Quản lý duy trì giám sát dựa vào quyền điều hành.
Lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có cái nhìn bao quát, chiến lược, dài hạn. Quản lý tập trung vào mục tiêu ngắn hạn.
Lãnh đạo tìm cách thay đổi thực trạng, quản lý thừa nhận nó.
Lãnh đạo là mấu chốt để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong tập thể. Quản lý là người công tâm, khách quan, lãnh đạm và lo lắng cho mọi mặt của các hoạt động tập thể.
Quản lý và lãnh đạo giống và khác nhau như thế nào?
Sự giống nhau
- Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy đều là hoạt động chỉ đạo, định hướng, điều khiển thực hiện một công việc theo một mục đích nhất định. Quản lý; lãnh đạo; chỉ huy đều là sự tác động có hướng đích; có tổ chức của chủ thể (quản lý; lãnh đạo; chỉ huy) tới đối tượng ( bị quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) để đạt mục tiêu đã đề ra.
- Đều gắn với con người, quan hệ người với người, giữa chủ thể và đối tượng.
- Xét về bản chất nội dung thì Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy cũng đều chính là hoạt động bao gồm quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, điều khiển hoạt động của đơn vị tổ chức đạt đến mục đích đã đặt ra.
- Xét về hình thức và phương pháp thì đều là đều là sự vận động của thông tin; sự điều khiển; định hướng; dựa trên cơ sở tác động chủ quan của chủ thể điều khiển tới đối tượng bị điều khiển thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện.
- Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản lý; lãnh đạo và chỉ huy không phải là hoạt động ra quyết định đơn thuần là định hướng chung chung, mà cả ba hoạt động này còn phải trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ chức cá nhân con người cụ thể, từng khâu công tác cụ thể trong phạm vi chức trách của mình.
- Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy có nhiều chỗ tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích, gần như bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau.
- Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con người. Mục đích của nó là tạo sự tập trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng của tổ chức, đơn vị, tập thể, thống nhất ý chí và các nguồn lực, phát huy “tính trồi” của tổ chức để đạt mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất
Sự khác nhau
Khác về phương thức tác động và hiệu lực:
- Lãnh đạo: sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên; thuyết phục; gây ảnh hưởng; để ra nguyên tắc; mô hình.
- Quản lý dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế, nguyên tắc, mô hình đã định trước.
- Chỉ huy sử dụng thường dựa vào phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, điều lệ, kỷ luật.
- Về hiệu lực, lãnh đạo tập hợp các cá nhân đối tượng bị lãnh đạo thành tổ chức chặt chẽ và làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan tỏa ra trong toàn tổ chức; còn quản lý và chỉ huy thường thông qua hoạt động của điều hành; tác động trực tiếp đến các các nhân, nhóm của tổ chức, hiệu lực là trực tiếp.
Khác về nội dung chức năng:
- Lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người.
- Quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
- Chỉ huy bao gồm sử dụng nhiệm vụ quyền hạn đặc biệt được giao một cách độc lập, chủ động, yêu cầu cấp dưới phải chấp hành phục tùng tuyệt đối.
Khác về phạm vi tác động và hình thức thể hiện:
- Quản lý: là một phạm trù rộng, để tiến hành quản lý; chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng lãnh đạo. để chủ thể thực hiện tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bị quản lý để thực hiện các định hướng tác động dài hạn đã được định trước.
- Lãnh đạo: hoạt động điều khiển của chủ thể lãnh đạo đối với đối tượng bị lãnh đạo ở tầm vĩ mô( hoạt động lãnh đạo là hoạt động có tầm vĩ mô) . Lãnh đạo là việc đưa ra các phương châm; nguyên tắc; chính sách hoạt động; xây dựng những quyết sách lớn ở tầm vĩ mô được thực hiện trong một không gian rộng lớn bao quát và một khoảng thời gian tương đối dài.
Lãnh đạo là gì? Quản lý là gì?
- Quản lý: Là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
- Lãnh đạo: Nghĩa rộng là: Sự dẫn đường chỉ lối; dẫn dắt; điều khiển (đề ra chủ trương; đường lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức nào đó nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Nghĩa hẹp: là sự tác động điều khiển trực tiếp những hoạt động của con người và xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nội quy lao động, nội quy công ty
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết như hồ sơ giải thể công ty cổ phần, tra cứu quy định tạm ngừng kinh doanh,… Vui lòng liên hệ ngay ở: 083310102.
Câu hỏi thường gặp
Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy đều là hoạt động chỉ đạo, định hướng, điều khiển thực hiện một công việc theo một mục đích nhất định. Quản lý; lãnh đạo; chỉ huy đều là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của chủ thể (quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) tới đối tượng ( bị quản lý, lãnh đạo, chỉ huy) để đạt mục tiêu đã đề ra.
Lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng; mục tiêu lâu dài; lựa chọn chủ trương chiến lược; điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người.
Quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch; sắp xếp tổ chức; chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
Chỉ huy bao gồm sử dụng nhiệm vụ quyền hạn đặc biệt được giao một cách độc lập; chủ động; yêu cầu cấp dưới phải chấp hành phục tùng tuyệt đối.