Gia đình tôi tới ở khu tái định cư cách đây 20 năm theo diện di dời lấy đất làm khu công nghiệp, nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tôi hầu như năm nào cũng hỏi chính quyền địa phương, nhưng lúc nào cũng nhận được câu trả lời là “sắp có”. Xin luật sư tư vấn tôi nên làm gì?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.
Điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định một trong những quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng đất là “được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai”.
Do đó, nếu mảnh đất tái định cư mà gia đình bạn đang ở đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn được cấp đất tái định cư để lấy đất làm khu công nghiệp, thuộc trường hợp “Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai 2013.
Theo Điều 66, Điều 105 Luật Đất đai năm 2013, việc thu hồi đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
Cụ thể, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
– Quyết định giao đất hoặc Quyết định tái định cư;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Như vậy, bạn phải xem gia đình bạn đã nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Trường hợp gia đình bạn chưa nộp hồ sơ, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai huyện để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, nếu gia đình bạn đã nộp hồ sơ nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận thì bạn có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường huyện để đề nghị kiểm tra, làm rõ.
Trong trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án để được giải quyết theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013:
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Đất không có Sổ đỏ có được bồi thường không?
Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền hàng năm, có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Vấn đề lớn nhất mà hộ gia đình, cá nhân gặp phải ở đây là không biết khi nào thửa đất mình đang sử dụng đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận.
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18, 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy chứng nhận được chia thành 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trường hợp 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Lưu ý: Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 vẫn được bồi thường; diện tích được bồi thường là diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng với điều kiện không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Biểu mẫu số 12 giấy đi đường
- Mẫu đề tài chiến sỹ thi đua cấp cơ sở mới nhất
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm gì khi ở 20 năm tái định cư vẫn chưa có sổ đỏ?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, cách dò mã số thuế cá nhân, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
Tầm quan trọng của Giấy chứng nhận được thể hiện qua một số vai trò phổ biến sau:
1. Căn cứ xác nhận ai là chủ đất, chủ sở hữu nhà ở
2. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
3. Giấy chứng nhận là căn cứ để xác định có được bồi thường về đất khi thu hồi hay không?
4. Giấy chứng nhận là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
5. Giấy chứng nhận sử dụng làm căn cứ để xác định loại đất (xem trong Sổ đỏ, Sổ hồng sẽ thấy phần mục đích sử dụng đất).
6. Giấy chứng nhận là thành phần trong hồ sơ đăng ký biến động khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, chuyển mục đích sử dụng đất,…