Sự phát triển của khoa học công nghệ đồng nghĩa với việc mạng xã hội ra đời và có độ phủ cũng như sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với cuộc sống của con người. Việc đăng hình ảnh lên các trang mạng xã hội để giao lưu là việc những người sử dụng mạng xã hội vẫn thường thực hiện, tuy nhiên việc đăng hình ảnh người khác không xin phép có hợp pháp hay không, sử dụng hình ảnh cá nhân để xúc phạm danh dự có bị đi tù không? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định như sau:
Cá nhân được hiến pháp quy định có các quyền nhân thân, quyền tài sản, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền con người, do đó cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Hình ảnh của cá nhân là quyền con người của cá nhân, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, những người sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn có các tường hợp sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Sử dụng hình ảnh cá nhân để xúc phạm danh dự có bị đi tù không?
Biện pháp xử phạt hành chính
Theo Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, tại điều này quy định về xử phạt đối với vi phạm quy định về trang thông tin điện tử.
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin về tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử, tên cơ quan chủ quản (nếu có), địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trên trang chủ của trang thông tin điện tử.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
c) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”
Theo các quy định nêu trên thì người có hành vi đưa hình ảnh thể hiện thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tang vật ở đây có thể là các trang thiết bị điện tử sử dụng để đăng tải các hình ảnh và thông tin sai sự thật gây thiệt hại cho danh sự, nhân phẩm của người khác. Đồng thời người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật đã đăng tải.
Xử phạt theo quy định bộ luật hình sự
Liên quan đến hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, Bộ Luật Hình sự 2015 còn quy định về “Tội làm nhục người khác” và “Tội vu khống” tại Điều 155 và Điều 156, cụ thể như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
b) Đối với 02 người trở lên;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
c) Đối với 02 người trở lên;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;”
Ngoài việc trình báo đến Cơ quan Công an, Anh/chị hoặc người thân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm cũng có thể lựa chọn hình thức khởi kiện vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:
“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.[…] Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Anh/chị có thể khởi kiện ra tòa đối với hành vi sử dụng hình ảnh khi chưa có sự đồng ý và hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin sai sự thật, thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và yêu cầu xin lỗi theo quy định trên.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; tổn thất về tinh thần ….
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sử dụng hình ảnh cá nhân để xúc phạm danh dự có bị đi tù không?″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin giải thể công ty cổ phần; hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi dùng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác. Đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương.
Chủ thể của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là người có đủ tuổi năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Số tuổi được quy định là 16 tuổi.
Về mặt chủ quan sẽ được đánh giá dựa trên hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác của chủ thể phạm tội. Người phạm tội tự nhận thức được bản thân đang cố ý hạ thấp danh dự của đối phương nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đáng trách này.