Tiền ảo là gì? Có được phép giao dịch loại tài sản này không? Việc đưa loại tài sản này vào giao dịch cần đáp ứng yêu cầu gì? tiền ảo trong giao dịch dân sự tồn tại dưới hình thức nào?
Câu trả lời sẽ được Luật sư X làm rõ trong bài viết dưới đây!
Trước hết tiền ảo là một loại tài sản thuộc tài sản ảo.
Tài sản ảo là gì?
Để xác định tài sản ảo là một loại tài sản; cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
Về tính chất pháp lý:
- Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền internet; địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản Game Online,… phổ biến nhất là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, tên miền.
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp; tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo;
- Theo nghĩa rộng; tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền ; có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khái niệm này được tiếp cận thông qua tư duy lý luận về quyền tài sản.
Về bản chất:
- Tài sản ảo (cung, kiếm, áo giáp ảo, tiền ảo …) chỉ là hình ảnh thể hiện ra bên ngoài. Bản chất của nó bên chính là thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính. Các đoạn mã khác nhau tạo nên những loại tài sản ảo khác nhau.
- Trên thực tế, không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường; chỉ có thể thực hiện được quyền này thông qua giá trị bằng tiền của tài sản ảo đó.
Về giá trị:
Giống như các loại tài sản khác, tài sản ảo có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng. Nó đáp ứng những nhu cầu của con người. Đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần hoặc cả hai.
Ví dụ game online đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền cung cấp một hình thức đại diện cho doanh nghiệp, cơ quan, thương hiệu,…
2. Thực trạng quản lý tiền ảo hiện nay:
Văn bản pháp lý:
- Thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý; xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;
- Công văn số 11633/VPCP-KTTH ngày 29/18/2018 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo về việc rà soát; đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật; thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo.
- Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo; tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu; đề xuất các nội dung chính sách; cơ chế quản lý theo chức năng; nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Trong thực tế:
Các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo” được thực hiện khá phổ biến. Pháp luật Dân sự Việt Nam không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này. Các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo” được thực hiện khá phổ biến.
Ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Thương mại điện tử Việt Nam 2005 cho rằng :
“Dù thế nào thì trên thực tế; việc mua bán, trao đổi tài sản trong các trò chơi điện tử vẫn diễn ra. Thậm chí; ở ngoài đời thực; thị trường nhà đất có đóng băng thì những giao dịch địa ốc ảo vẫn rất sôi động. Bộ Thương mại ủng hộ việc công nhận tài sản ảo không phải vì đã có vài doanh nghiệp cung cấp game làm thế mà; bởi vì thực tế cần như vậy. Quan trọng là Bộ Thương mại cần phải đưa ra quy định phù hợp nhất cho việc mua bán tài sản ảo”.
Đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo
Về khái niệm tiền ảo:
- Thời gian qua, mặc dù thuật ngữ tiền ảo được sử dụng thông dụng, nhưng chưa có một định nghĩa chính xác, cụ thể. các thuật ngữ “tiền kỹ thuật số”; “tiền thay thế”, “tiền internet”; “tiền mã hóa” cũng được đề cập với nghĩa tương đương.
- Tiền ảo có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: Tiền ảo có chức năng là chứng khoán; tiền ảo có chức năng là phương tiện thanh toán; tiền ảo có chức năng là tiện ích để tiếp cận, sử dụng một dịch vụ nhất định…
- Khái niệm tiền ảo cũng rất dễ gây nhầm lẫn với khái niệm tiền điện tử; (là hình thức điện tử của tiền pháp định).
- Việc chưa có được một cách hiểu chính thức về tiền ảo là một rào cản; và khó khăn đặt ra khi xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo ; cũng như giải quyết các tranh chấp hoặc các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong thực tiễn.
Tiền ảo trong lĩnh vực pháp luật dân sự:
Trong giao dịch dân sự, tài sản là đối tượng chủ yếu được pháp luật dân sự điều chỉnh. Theo quan điểm của chúng tôi, tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hoá, bởi lẽ:
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015:
Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng:
- Vật: Là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn; lỏng, khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế…
- Tiền: Là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành; được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (e-money).
- Giấy tờ có giá; Là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ; hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ; trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, công trái…
- Quyền tài sản: Là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt…
Như vậy; đối chiếu với quy định trên; tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên.
Trên cơ sở giao dịch dân sự thực tế:
Về bản chất pháp lý của tiền ảo dưới góc độ pháp luật dân sự; cũng có quan điểm cho rằng, tiền ảo có thể coi là một loại quyền tài sản. Cụ thể:
“Căn cứ vào những đặc trưng của tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung); có thể thấy đây đều là những “tài sản” không có đặc tính vật lý ; (được hình thành từ các thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính); được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vậy, quyền đối với tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung) là một loại quyền tài sản theo quy định của BLDS năm 2015”.
TS. Phan Chí Hiếu – TS. Nguyễn Thanh Tú (chủ biên), Một số vấn đề pháp lý về tài sản mã hóa, tiền mã hóa, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2019.
Theo chúng tôi, quan điểm trên mới chỉ đưa ra nhận định “quyền đối với tài sản ảo” là “quyền tài sản”. Theo đó, chưa có một kết luận chính xác “tiền ảo hoặc tài sản ảo” là loại tài sản gì.
- Ở đây, “tiền ảo” là đối tượng của quyền. Quan điểm trên nhận định chứ bản thân “tiền ảo” không phải là quyền.
- Nếu kết luận tiền ảo là quyền tài sản; có lẽ cũng là một nhận định cần nghiên cứu thêm. Quyền luôn là xử sự được phép của chủ thể mang quyền được pháp luật công nhận, bảo vệ. Quyền tài sản là một loại tài sản vô hình;
- Hơn nữa, khi bị chiếm đoạt, chủ thể bị xâm phạm mong muốn đòi lại số tiền ảo đó.
Vì vậy, tiền ảo hiện nay không phải là một loại tài sản được công nhận. Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản quy định; hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
Một số kiến nghị:
Cần có một định nghĩa rõ ràng cụ thể về tiền ảo:
Một định nghĩa rõ ràng cụ thể về tài sản ảo là một điều cần thiết. Đây cũng là cơ sở xác định phạm vi đối tượng tiền ảo. Từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới:
- Trong thời gian tới, Việt Nam cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới. Khái niệm về tài sản cần bổ sung thêm“các loại tài sản khác do pháp luật quy định”.
- Một khung pháp lý hợp lý, toàn diện là cơ sở xác định tiền ảo là một loại tài sản. Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn; đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật trong sử dụng tiền ảo .
Chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán
- Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá trị của tiền mã hóa đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính; ngân hàng cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương
- Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã thừa nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán. Nhưng ở Việt Nam điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ; tài chính và nhận thức của người dân chưa cao. Để đảm bảo an ninh tiền tệ; ngăn chặn rủi ro xảy ra đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo; chúng tôi cho rằng Việt Nam chưa nên ghi nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán.
- Trong tương lai, khi nền tảng công nghệ; thị trường tài chính đã phát triển. Nền tảng phát triển đã có thì tiền ảo có là một phương tiện thanh toán mới khả thi.
Thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo:
- Việt Nam không tiến hành thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh và giao dịch tiền ảo. Điều này làm giảm thiểu một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Nếu tiền ảo là tài sản thì nó cũng trở thành hàng hoá (theo quy định của Luật Thương mại). Khi đó, tiền ảo sẽ trở thành đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế.
- Kinh nghiệm của các nước cũng chỉ ra rằng; hoàn toàn có cơ sở để tính thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Tuy nhiên; mỗi quốc gia lại áp dụng một loại thuế và mức thuế khác nhau đối với tiền ảo.
- Pháp luật về thuế Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh; quy định cụ thể về sắc thuế và cách tính thuế đối với loại tài sản mới này.
Cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền ảo ra công chúng (ICO)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018) thì:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ; bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, chọn bán; hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định”.
- Nếu tài sản ảo được công nhận là tài sản, thì tiền ảo cũng có thể được xác định là chứng khoán. Theo đó, các hoạt động ICO cũng sẽ được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán.(Theo Luật Chứng khoán)
- Tuy nhiên, khi đó cần có những điều chỉnh hợp lý. Do tiền ảo chỉ tồn tại trên môi trường kỹ thuật số; nên việc điều chỉnh nó cần nhiều lưu ý.
Xem thêm: Mua hàng rồi bùng tiền có đòi lại được tiền không? Đòi lại như thế nào?
Xem thêm: Tài sản đảm bảo là gì? nhưng điều cần biết.
https://lsx.vn/tai-san-dam-bao-la-gi-nhung-dieu-can-biet/
Câu hỏi thường gặp:
Không có quy định nào cấm việc đưa loại tài sản này vào giao dịch. Nhưng Nhà nước không đảm bảo cho hoạt động này. Việc đưa tài sản ảo vào giao dịch nên bị hạn chế do giao dịch loại tài sản này gặp khá nhiều rủi do.
Có thể chuyển tiền ảo thành tài sản thực thông qua các hỉnh thức mà pháp luật đã quy định. Việc chuyển đổi như vậy phần lớn là phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể.
Những rủi do có thể gặp khi đưa tiền ảo vào lưu thông là: nạn rửa tiền; lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tài sản ảo cũng là con đường chủ yêu mà tội phạm mạng lựa chọn khi thực hiện hành vi phạm tội.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102