Chào Luật sư. Vừa qua, anh A có bán thanh lý cho tôi 100 chiếc máy điều hòa cũ, do tin tưởng nên tôi cũng không kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ. Việc mua bán cũng không có hóa đơn, chúng tôi chỉ nhắn tin qua zalo và thanh toán bằng tiền mặt. Hiện hàng đang ở kho nhà tôi, tôi có ý định sẽ bán lại cho anh B vào ngày 1/3/2021. Xin hỏi nếu bị kiểm tra thì tôi có bị xử phạt về việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ không? Mua hàng thanh lý không rõ nguồn gốc bị xử phạt không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì:
“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa; và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.”
Mua hàng thanh lý không rõ nguồn gốc bị xử phạt không?
Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi; mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp trên thì cơ quan quản lý thị trường ở địa phương nơi đăng ký hoạt động của công ty bạn có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Mức xử phạt vi phạm hành chính
Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
…
Hình thức xử phạt bổ sung
– Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
– Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng; để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người; vật nuôi, cây trồng và môi trường; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, hành vi mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ của bạn; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Những lưu ý khi vận chuyển hàng hóa
Để việc vận chuyển hàng hóa của quý khách được an toàn và thuận lợi hơn dù với phương thức vận chuyển đường chúng tôi đưa ra những lưu ý sau:
- Hàng đăng kí vận chuyển phải đầy đủ hóa đơn giấy từ, người gửi phải khai báo chi tiết về tình trạng, đặc điểm của đơn hàng
- Không vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Không vận chuyển buôn bán các động vật quý hiếm
- Hàng hóa phải được đóng gói vận chuyển cẩn thận
- Không vận chuyển các mặt hàng mà nhà nước cấm
Vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 5 điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định:
“ Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn; chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào cập nhật mới nhất 2021
- Giả công an chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Buôn lậu sẽ bị xử phạt như thế nào ?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Mua hàng thanh lý không rõ nguồn gốc bị xử phạt không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo vệ thương hiệu, xác nhận tình trạng độc thân, dịch vụ giải thể công ty, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, bảo hộ logo thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay pháp luật có quy định rất rõ về sản phẩm, hàng hóa nhái hoặc làm giả khi chứa một trong những dấu hiệu như sau:
+ Giả về chất lượng và công dụng của sản phẩm
+ Giả về nhãn hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm
+ Giả mạo về sở hữu trí tuệ
+ Giả mạo về tem, nhãn, bao bì sản phẩm
1. Các hình thức xử phạt chính:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
Hàng xách tay sẽ chỉ hợp pháp khi dùng với đúng mục đích đó là quà tặng biếu, tự sử dụng. Việc đưa hàng xách tay vào việc kinh doanh buôn bán sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP: từ 500 ngàn đến 50 triệu đồng.