Giá trị gia tăng được hiểu là giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ; phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hay nói cách khác; giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị mua vào và giá trị bán ra. Và thuế GTGT là chính là thuế đánh vào phần chênh lệch đó. Theo quy định tài Điều 9 Luật Thuế GTGT thì; “Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng”. Trong bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về “So sánh hai phương pháp tính thuế GTGT”.
Căn cứ pháp lý
Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008
So sánh hai phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính thuế GTGT là những cách thức; biện pháp tính thuế trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa; dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Việc tính thuế GTGT được thực hiện bằng 2 phương pháp khác nhau. Vậy hay phương pháp này có điểm giống và khác nhau nào?
Điểm giống nhau của hai phương pháp tính thuế GTGT
Thứ nhất, phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng đều là các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng; được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Sử dụng khi kê khai tạm tính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai phương pháp đều giống nhau về sử dụng chung hệ thống mẫu biểu chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính.
Thứ hai, cả hai phương pháp này đều có thể áp dụng đối với doanh nghiệp; hợp tác xã có tổng doanh thu hàng năm đạt ngưỡng dưới một tỷ đồng; mà có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ. Trong trường hợp này; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; thì phương pháp khấu trừ thuế sẽ được áp dụng; ngược lại, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; thì mặc nhiên phương pháp tính thuế GTGT đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; sẽ là phương pháp tính trực tiếp trên phần GTGT
Điểm khác nhau của hai phương pháp tính thuế GTGT
Tiêu chí | Phương pháp khấu trừ | Phương pháp tính trực tiếp |
---|---|---|
Đối tượng áp dụng | – Căn cứ theo Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC gồm: +, Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp +, Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp +, Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay. | – Căn cứ theo khoản 2, điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC bao gồm: +, Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế +, Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này; +, Hộ, cá nhân kinh doanh; Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. +, Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. |
Hóa đơn sử dụng | Hóa đơn giá trị gia tăng, mẫu số 01GTKT. | Hóa đơn bán hàng, mẫu số 02 GTTT |
Cách tính | Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. – Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán hàng ghi trên hóa đơn GTGT. – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu. | – Trường hợp 1: Áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. Số thuế GTGT phải nộp = (GTGT của vàng, bạc, đá quý) x (Thuế suất). – Trường hợp 2: Áp dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỉ đồng; cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Số thuế GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ tính thuế(%) |
Thuế suất, tỷ lệ % tính thuế | Có 05 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể: +, Không tính thuế; +, Thuế suất đặc thù; +, Thuế suất 0%; +, Thuế suất 5%; +, Thuế suất 10% (áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 4 nhóm trên). | Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động cụ thể: +, Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; +, Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; +, Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2% |
Khai thuế giá trị gia tăng | Mẫu 01/GTGT. Kèm theo bảng kê bán ra 01-1/GTGT và bảng kê mua vào 01-2/GTGT | Mẫu 04/GTGT. Kèm theo bảng kê bán ra 04-1/GTGT ( không có bản kê mua vào) |
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “So sánh hai phương pháp tính thuế GTGT”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Hạn mức đất ở theo Luật Đất đai 2013; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Luật thuế Giá trị gi tăng:
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Đối tượng chịu thuế GTGT là: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật thuế GTGT.