Việc mượn và cho mượn xe là những việc thường ngày, không xa lạ gì đối với chúng ta. Hoạt động này diễn ra khá thoải mái cũng bởi nhiều người cho rằng cho người khác mượn xe mà người đó vi phạm giao thông thì tự họ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp người đó gây tai nạn giao thông thì suy nghĩ này chưa hẳn đã đúng. Vậy cho mượn xe gây tai nạn, chủ xe bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Phương tiện giao thông gây tai nạn, người cho mượn xe có phải bồi thường không?
Có hai nguyên nhân chính dẫn tới việc gây tai nạn giao thông đó là do lỗi của người điều khiển hoặc do lỗi kỹ thuật của xe.
Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện
Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng; bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định.
Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường; trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn.
Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện
Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường.
Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường.
Cho mượn xe gây tai nạn, chủ xe có thể bị đi tù?
Nếu cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, người nào giao xe cho người khác mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác về điều khiển phương tiện gây thiệt hại cho người khác sẽ bị áp dụng các hình phạt sau:
Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 – dưới 500 triệu đồng.
Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% – 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu – dưới 1,5 tỷ đồng.
Phạt tù từ 02 – 07 năm
Nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, chủ xe còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.
Như vậy, trước khi cho người khác mượn xe, chủ sở hữu cần cân nhắc, xem xét kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh được các rủi ro nêu trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Bạn mượn xe xong đem đi cầm cố thì phải xử lý như thế nào?
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?
- Độ tuổi nào được thi lấy bằng lái xe?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cho mượn xe gây tai nạn, chủ xe bị xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi gian dối mượn xe để đem đi cầm cố có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để có thể lấy lại được xe của mình, bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bạn này đến cơ quan công an huyện/quận nơi xảy ra hành vi phạm tội.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất do hành vi xâm phạm gây ra, tuy nhiên bạn cần phải chứng minh được mức thiệt hại thực tế mà bạn bị mất về hành vi xâm phạm đó.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sẽ phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy; xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, bao gồm:
– Chưa đủ tuổi lái xe;
– Không đủ sức khỏe (người bị cụt tay hoặc chân; sử dụng ma túy; sử dụng rượu, bia…);
– Người mượn xe không có Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có nhưng đã hết hạn sử dụng; hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).