Chào Luật sư, vợ chồng tôi đang gánh chung nợ ngân hàng hơn 300 triệu đồng, nay muốn ly hôn có cần phải trả hết nợ trước không? Nếu không, khoản nợ sau này ai tiếp tục trả? Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không?
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên trong thời gian vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không được ly hôn.
Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn.
Cách xác định nợ chung của vợ chồng khi ly hôn
Nợ chung của vợ chồng sẽ được xác định dựa trên các yếu tố nhất định. Mực đích của khoản nợ chung phải nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình, nhằm phát triển gia đình chung theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Đặc biệt là phát sinh từ khối tài sản chung của vợ chồng thì
Khoản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Nhu cầu thiết yếu được xác định là: nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh. Và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
Nếu khoản vay sử dụng để cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì xẽ xác định là khoản văn chung. Vợ chồng có trác nhiệm cùng nhau chi trả.
Khoản vay xác lập trên cơ sở đại diện vợ chồng
Pháp luật cho phép vợ chồng đại diện nhau trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch. Thông qua hoạt động ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt. Sự ủy quyền này phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Ủy quyền là sự thay mặt, chồng hoặc vợ một bên xác lập khoản vay. Khi đã được sự đồng ý ủy quyền của bên còn lại khoản vay đó sẽ được xác định là nợ chung.
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, vợ chồng phải có nghĩa vụ về tài sản chung. Cụ thể tại Điều 37, quy định nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng sẽ là:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập.
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung. Hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Khoản vay phát sinh trong nghĩa vụ chung của vợ chồng thì sẽ được xác định là nợ chung khi ly hôn.
Cách xác định nợ riêng của vợ chồng khi ly hôn
Nợ riêng sẽ là những khoản không được xác định là nợ chung. Cách xác định nợ riêng sẽ là những khoản loại trừ từ nợ chung. Hiểu đơn giải là nếu khoản đó không thuộc nợ chung thì nó sẽ là nợ riêng. Cụ thể:
- Mục đích vay tiền không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Việc vay mượn tiền không dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng.
- Thỏa thuận riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Không thuộc các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
- Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
- Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật.
Bạn đọc quan tâm đến nội dung, mời tham khảo thêm bài viết: Chồng vay nợ, vợ không biết vậy khi ly hôn có phải liên đới trả nợ không?
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất 2022
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Khi muốn Ly hôn phải tuân theo thủ tục ly hôn tại toàn án
Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Tải xuống Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất 2022
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên gia
- Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Mẫu đơn khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không?”. Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo độc quyền,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì có thể tự thỏa thuận.
Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng trước thời kỳ hôn nhân sẽ tiến hành như sau:
– Lập trước khi kết hôn
– Bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
– Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện . Và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trong hôn nhân, nghĩa vụ liên đới của vợ chồng sẽ phát sinh trong một số trường hợp như: khoản vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; vay xác lập theo quan hệ ủy quyền; nghiã vụ chung của vợ chồng;…