Tin chắc các bạn tầm 9x, đầu 10x không còn xa lạ gì đối với cái tên “Rồng Đỏ”. Đây là tên nước giải khát mà cho đến nay vẫn được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ. Ta rất dễ bắt gặp tên thương hiệu này ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Hãy cùng Luật sư X thử tra cứu thương hiệu Rồng Đỏ xem thế nào nhé!
Lịch sử phát triển
URC được thành lập bởi ngài John Gokongwei vào năm 1954, khi đó là một thương nhân. Năm 1956, Ngài John quyết định xây dựng nhà máy chế biến bắp để sản xuất glucose và bột bắp thông qua công ty Universal Corn Products (UCP) là cơ sở đầu tiên hình thành nên URC ngày nay.
Từ một công ty gia đình, URC đã phát triển, đa dạng hóa và cung cấp sản phẩm chất lượng hàng đầu cho người tiêu dùng. Hiện tại, URC tập trung ba mảng chính:
• Nhóm thực phẩm tiêu dùng có thương hiệu riêng, bao gồm thị trường nội địa (kể cả đóng gói sản phẩm) và thị trường quốc tế
• Nhóm công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, bao gồm thuốc và thức ăn chăn nuôi URC
• Nhóm hàng hóa thông thường: bao gồm đường, bột và năng lượng tái tạo
Mục tiêu “Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn” của URC tuy đơn giản nhưng khả thi, là kim chỉ nam để công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, cải thiện cuộc sống con người hiện tại và xây dựng nền tảng phát triển cho các thế hệ tương lai.
Các sản phẩm của URC được giới thiệu đến thị trường Việt Nam thông qua các công ty nhập khẩu từ năm 2003. Để phục vụ nhu cầu thị trường tốt hơn, URC Việt Nam được thành lập với các dây chuyền sản xuất và được vận hành cho đến nay.
URC Việt Nam hiện có 5 nhà máy sản xuất trải dài ở các tỉnh Bình Dương, Quảng Ngãi và Hà Nội. Các sản phẩm nổi bật của URC tại thị trường nội địa bao gồm trà đóng chai C2, nước tăng lực Rồng Đỏ, bánh Cream-O, bánh Magic, kẹo Dynamite, snack Jack & Jill Puff Corn và Chikki. Ngoài ra các sản phẩm của URC Việt Nam còn được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Philippine, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tra cứu thương hiệu Rồng Đỏ
Khi luật sư X tra cứu thương hiệu Rồng Đỏ thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế Logo khá đơn giản. Bao gồm: phần chữ “REFRESH”, “Rồng Đỏ” và phần hình con rồng.
Thông tin thương hiệu Rồng Đỏ:
Mẫu nhãn hiệu bao gồm 04 màu: Đen; Đỏ; Trắng; Vàng.
Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “REFRESH”.
Tra cứu nhóm ngành nghề thương hiệu Rồng Đỏ Đăng ký:
Nhóm SP/DV đăng ký của thương hiệu Rồng Đỏ theo bảng nice 11 là:
32: Nước uống tăng lực, đồ uống cung cấp muối và khoáng cho cơ thể (dùng cho mục đích thể thao); đồ uống không chứa cồn, nước ép hoa quả, bột dùng cho đồ uống (dùng cho mục đích thể thao).
Theo Luật sư X đây là phạm vi đủ để sử dụng đối với thương hiệu này. Tuy nhiên, thương Hiệu Rồng Đỏ có thể đăng kí thêm những nhóm ngành nghề khác để tăng phạm vi bảo hộ hơn nữa như:
Nhóm 30: Cà phê; trà; ca cao; đường; gạo; bột sắn hột; bột cọ sagu; cà phê nhân tạo; bột mì và chế phẩm làm từ ngũ cốc; bánh mỳ; bánh ngọt và bánh kẹo; đá lạnh có thể ăn được; mật ong; mật đường, nấm men; bột nở; muối; mù tạc; giấm; xốt (gia vị); gia vị; kem lạnh.
Tra cứu Phần hình thương hiệu Rồng Đỏ
Có thể thấy, nhãn hiệu Rồng Đỏ được cấu tạo không quá phức tạp gồm:
Phần chữ: “REFRESH” cách điệu đặt trên đầu con rồng và “Rồng Đỏ” được con rồng ôm chính giữa.
Phần hình: Hình con rồng được cách ôm chữ “Rồng Đỏ”
Với loại hình này được kí hiệu bằng mã như sau:
04.03.03, con rồng
26.13.01, 26.13.25: Các vết, các hình học khác, các hình vẽ không xác định (Vết cách điệu đặt dưới chân “REFRESH”)
Tra cứu tình trạng pháp lý thương hiệu Rồng Đỏ
Khi tra cứu thương hiệu Rồng Đỏ, ta có thể thấy thương hiệu này đã được cấp văn bằng bảo hộ và thương hiệu này không quá khó khăn để được cấp văn bằng:
(06/12/2010) 221 : QĐ chấp nhận đơn
(31/10/2011) 251 : Thông báo cấp văn bằng bảo hộ
(23/11/2011) 151 : Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố.
Hi vọng bài viết tra cứu thương hiệu Rồng Đỏ có ích cho độc giả!
Liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:0833102102