Bánh danisa được phân phối tại thị trường Việt Nam, là dòng bánh quy bơ cao cấp, thương hiệu lớn nhất được người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy hãy cùng Luật sư X tra cứu nhãn hiệu Danisa nhé!
Lịch sử phát triển Danisa
Giới thiệu Bánh Danisa
Bánh Danisa là dòng bánh quy bơ cao cấp sản xuất tại Indonesia, theo công nghệ của Đan Mạch; hương vị hoàng gia được người tiêu dùng tại Việt Nam ưa chuộng; và là sản phẩm có sức ảnh hưởng mạnh nhất tới thị trường quà tết
Bánh Danisa bắt đầu có mặt tại Việt Nam vào năm 2002; ở thời điểm đó hàng nhập khẩu là điều gì đó quá xa xỉ đối người tiêu dùng cũng như đối với các cửa hàng tạp hóa; siêu thị mini kinh doanh hàng tiêu dùng.
Ở thời điểm đó thị trường vẫn chủ yếu là các cửa hàng tạp hóa kinh doanh truyền thống; và hầu như hàng hóa có bán trong cửa hàng đều là những sản phẩm nội đị; gia công và chủ yếu các thương hiệu nội nổi tiếng ở thời điểm đó như: Kinh Đô, Hữu Nghĩ, Hải Châu; Hải Hà và các loại bánh kẹo gia công được sản xuất bởi các hộ gia đình; nhà máy nhỏ.
Chính bởi vậy mà việc là đơn vị tiên phong ở Việt Nam nhập khẩu; và phân phối loại bánh bánh quy bơ Danisa cao cấp này là bước đi đầy táo bạo; nhưng cũng đầy chiến lược của công ty LB Việt Nam; là công ty nhập khẩu và phân phối độc quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Hệ thống phân phối
Từ năm 2002 Bánh Danisa được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam, và xây dựng hệ thống phân phối Bánh Danisa, giai đoạn đầu chỉ được tập trung ở Hà Nội và Tphcm.
Những năm 2002, 2003 thì Bánh Danisa chỉ được cung cấp; phân phối cho hai thị trường lớn là: Hà Nội và TP HCM. Ở thời điểm đó rõ ràng việc vào hàng cho các cửa hàng tạp hóa; siêu thị mini là điều vô cùng khó khăn; và cũng chính là thời điểm nghề phân phối thị trường phát triển theo hình thức hệ thống phân phối tại Việt Nam bắt đầu nở rộ; và phát triển cho tới ngày hôm nay.
Đến năm 2007 thì hệ thống phân phối Bánh Danisa được mở rộng trên toàn quốc; ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM đều có tới 6-8 nhà phân phối bánh danisa; còn ở các tỉnh thành khác đều có 1 đến 2 nhà phân phối.
Với xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu, đặc biệt trong dịp tết; sức tiêu thụ lớn cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối phù hợp; nhanh chóng bánh danisa có mặt tại hầu hết các cửa hàng tạp hóa; siêu thị mini trên toàn quốc.
Vào những năm 2007-2014 là giai đoạn hệ thống phân phối hàng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ; từ năm 2014 trở đi khi kênh buôn, và hàng hóa nhập khẩu khác về Việt Nam một cách ồ ạt cũng như san sẻ bớt thị phần của kênh phân phối hệ thống thì chỉ còn lại một số ít đơn vị kinh doanh hàng nhập khẩu duy trì được hệ thống phân phối hàng bánh kẹo trên toàn quốc như: Bánh Danisa, Bánh Blue của cty Hoàng Mai, hay Phượng Hoàng, Hương Thủy..
Dù khó khăn; nhưng với chiến lược xây dựng hệ thống phân phối bánh Danisa bài bản cùng với kế hoạch đầu tư Marketing chuyên nghiệp; thì rất nhanh chóng loại bánh này là sản phẩm tiên phong trong dòng bánh quy bơ tại Việt Nam khi thị trường hàng nhập khẩu dùng làm quà biếu; tặng ở Việt Nam phát triển mạnh; đặc biệt là Hà Nội và TPHCM.
Tra cứu nhãn hiệu Danisa
Khi Luật sư X thử tra cứu nhãn hiệu Danisa thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế Logo khá đơn giản; bao gồm phần chữ BUTTER COOKIES Danisa TRADITIONAL và hình chiếc bánh; hình vương miện. Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “R”, “TRADITIONAL BUTTER COOKIES”; hình chiếc bánh, hình vương miện.
Thông tin nhãn hiệu Danisa
Mẫu nhãn hiệu: Đỏ, vàng đậm, vàng nhạt, xanh nước biển đậm, trắng, đen.
Phân loại SP/DV: 30: Bánh quy, bánh quy bơ, đường phèn cho thực phẩm, sô-cô-la; bánh kẹo, bánh xốp, cà phê, trà, ngũ cốc
Theo luật sư X đây là phạm vi đủ để sử dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng này. Tuy nhiên; nhãn hiệu Danisacó thể đăng kí thêm những nhóm ngành nghề kinh doanh khác để tăng phạm vi bảo hộ hơn nữa như:
Nhóm 16: Ấn phẩm; các tấm, màng mỏng, túi bằng chất dẻo, dùng để bọc và bao gói.
Việc đăng kí thêm nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ giúp gia tăng phạm vi được bảo hộ của nhãn hiệu. Thay vì chỉ có: Bánh quy, bánh quy bơ; đường phèn cho thực phẩm, sô-cô-la; bánh kẹo, bánh xốp, cà phê, trà, ngũ cốc. Thì ta có thể bảo hộ về ấn phẩm, bọc và bao gói cho sản phẩm mà công ty sản xuất tránh bị xâm phạm.
Xem thêm : Tra cứu nhãn hiệu bánh quy “Oreo” và “Cream O” – Luật sư X
Phân loại hình:
- 08.01.14: Hỗn hợp bánh quy (các kiểu bánh quy) có hình dạng khác nhau
- 24.09.01: Vành đội đầu kín phần trên (có vòm hoặc chỏm)
- 25.01.06: Băng, biểu ngữ, hình vòm
- 26.01.01: Hình tròn
Tra cứu trình trạng pháp lý nhãn hiệu Danisa
(28/11/2011) 221 : QĐ chấp nhận đơn
(10/06/2013) 243 : Thông báo kết quả XNND (từ chối)
(26/04/2018) 253 : Thông báo cấp văn bằng (sau khiếu nại)
(14/05/2018) 151 : Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố
Xem thêm: Tra cứu nhãn hiệu “Sting” và “Steen” có phải bạn cũng đang nhầm?
Nhãn hiệu Damisa có đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Danisa là một loại bánh quy rất nổi tiếng ở Việt Nam, do đó cái việc bị làm giả; làm nhái hoặc những người khác sử dụng cái tên của họ để đặt tên cho sản phẩm của mình khá là phổ biến. Nhưng trong trường hợp này, theo Luật sư X Damisa đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Danisa.
Bởi vì ta có thể thấy cách phát âm của hai từ này khá là giống nhau. Hơn nữa, số lượng ký tự trùng là rất lớn; do đó theo quy định Luật sở hữu trí tuệ, Damisa sẽ là một cái tên có khả năng dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Danisa đã được đăng ký bảo hộ. Và nếu như Damisa cố gắng đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ không được cấp văn bằng.
Hi vọng bài viết có ích cho độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102