Tạm ứng – quyết toán là quá trình mà doanh nghiệp ứng ra trước một khoản tiền hoặc nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán thông qua giấy thanh toán. Vậy quy trình tạm ứng và quyết toán tạm ứng tiền mặt hiện nay được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Quy trình tạm ứng và quyết toán tạm ứng tiền mặt
Tạm ứng – quyết toán là quá trình mà doanh nghiệp ứng ra trước một khoản tiền hoặc nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán thông qua giấy thanh toán.
Trong đó người nhận tạm ứng là người lao động của doanh nghiệp. Việc tạm ứng thực hiện bằng văn bản hay còn gọi là giấy đề nghị tạm ứng. Đây là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục kế toán và xuất quỹ để người lao động thực hiện công việc của doanh nghiệp (tạm ứng thanh toán) hoặc cho mục đích cá nhân của người đó (tạm ứng lương).
Quy trình tạm ứng và thanh toán tiền mặt
Thứ nhất: Các bước tạm ứng
Bước 1: Người lao động lập giấy Đề nghị tạm ứng theo mẫu của doanh nghiệp để thực hiện công việc công ty phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Trình ký duyệt
Sau khi làm Giấy đề nghị tạm ứng, người lao động trình trưởng phòng hoặc cán bộ quản lý của bộ phận duyệt và ký sau đó giám đốc xem xét và ký duyệt cho tạm ứng
Bước 3: Thủ tục duyệt chi
(i) Kiểm tra và viết phiếu chi
+ Sau khi kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin trên giấy đề nghị tạm ứng thì nhân viên Kế toán thanh toán và viết phiếu chi tạm ứng theo mẫu của công ty.
+ Kế toán trưởng kiểm tra lại và ký duyệt chi tạm ứng
(ii) Giám đốc duyệt chi sau khi kế toán trưởng ký duyệt và trình duyệt chi
(iii) Chi tiền tạm ứng cho người lao động
Bước 4: Hạch toán kế toán và lưu trữ chứng từ
+ Kế toán có trách nhiệm thanh toán hạch toán vào tài khoản kế toán và ghi chép sổ sách theo đúng đối tượng.
+ Giấy đề nghị tạm ứng và phiếu chi tạm ứng với đầy đủ nội dung và chữ ký của các thành phần tham gia nói trên được lưu văn thư theo quy định của doanh nghiệp và pháp luật.
Thứ hai: Các bước thanh toán tạm ứng
Bước 1: Nhân viên kế toán tập hợp các chứng từ phát sinh trong quá trình đề nghị thanh toán để tính toán tổng số tiền đã thực chi hết bao nhiêu đồng thời phải kiểm tra, rà soát xem những hóa đơn chứng từ này đã hợp lý, hợp pháp hay chưa.
Bước 2: Kiểm tra lại và ký duyệt
Kế toán trưởng kiểm tra lại và ký duyệt giấy đề nghị thanh toán sau đó trình giám đốc ký
Bước 3: Thanh toán tạm ứng
Căn cứ các hóa đơn, chứng từ đã được ký duyệt đầy đủ, kế toán thực hiện hoàn ứng cho nhân viên.
Hồ sơ quyết toán thuế gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu quy định hiện hành của Bộ tài chính.
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính; đến thời điểm công ty sáp nhập, chia, tách, giải thể.
- Giấy tờ tuỳ thân người đi nộp thuế cho doanh nghiệp.
- Nếu trường hợp uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền; có xác thực chữ ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Bước 1: Nộp hồ sơ gồm quyết định tạm ngừng kinh doanh của phòng đăng ký kinh doanh cho phép.
Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ thuế còn nợ; nộp đủ các tờ khai thuế của tháng hoặc quý trước khi tạm ngừng kinh doanh; và phải nộp các tờ khai như: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính của năm; mà doanh nghiệp hoạt động.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X
Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Video Luật sư X giải đáp về Tạm ngừng kinh doanh
Mọi thắc mắc về Tạm ngừng kinh doanh xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy trình tạm ứng và quyết toán tạm ứng tiền mặt hiện nay ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, công văn tạm ngừng kinh doanh, tạm dừng công ty …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Người lao động lập giấy Đề nghị tạm ứng theo mẫu của doanh nghiệp để thực hiện công việc công ty phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Trình ký duyệt
Bước 3: Thủ tục duyệt chi
Bước 4: Hạch toán kế toán và lưu trữ chứng từ
Tạm ứng – quyết toán là quá trình mà doanh nghiệp ứng ra trước một khoản tiền hoặc nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán thông qua giấy thanh toán.