Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục được thực hiện tại Cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ cho chủ sở hữu và được tiến hành theo các bước (i) soạn hồ sơ đăng ký (ii) nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký (iii) thẩm định hồ sơ (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Và có nhiều thắc mắc rằng đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho đối tượng SHTT.
Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể.
Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm mới được phát huy.
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ;
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được phép chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu được khoản phí cho việc này;
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả
Như vậy, mặc dù thủ tục đăng ký SHTT là không bắt buộc nhưng với vai trò to lớn và quan trọng nêu trên, khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc sớm việc đăng ký. Vậy địa chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để được giải đáp vấn đề trên
Địa chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ được chia nhỏ như sau
– Đăng ký Sở hữu công nghiệp
– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan
– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng
Tùy thuộc vào từng sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ để được phân loại và đăng ký theo các đối tượng nêu trên. Ví dụ: Nhãn hiệu (logo, thương hiệu) sẽ được đăng ký dưới đối tượng là sở hữu công nghiệp (đăng ký độc quyền nhãn hiệu) hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới đối tượng quyền tác giả với loại hình tác phẩm là tác phẩm âm nhạc.
Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có các bước tiến hành khác nhau và do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện việc thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký SHTT. Tuy nhiên, về cơ bản các bước sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Với mỗi sản phẩm đăng ký sẽ có hình thức đăng ký khác nhau, về cơ bản sẽ có các hình thức đăng ký sau
+ Đăng ký nhãn hiệu (hay còn được gọi nhiều là đăng ký logo, thương hiệu)
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý
+ Đăng ký sáng chế
+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm
+ Đăng ký giải pháp hữu ích
+ Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc….vv) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn)
+ Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng
Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký
Cơ quan đăng ký sẽ được xác định như sau:
– Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính như trên
– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính nêu trên
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký cũng sẽ phụ thuộc vào từng loại hình đăng ký, khách hàng có thể tham khảo hồ sơ đăng ký được công ty chúng tôi viết chi tiết trong website công ty (khách hàng vào mục tìm kiếm trên website và gõ từ khóa hồ sơ đăng ký…..để tham khảo)
Bước 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sau khi nộp cho đến khi nhận được thông báo cuối cùng
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan nêu trên để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.
Như vậy địa chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ ở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Mời bạn xem thêm bài viết
- Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
- Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không
- Chủ xe hay người vi phạm giao thông sẽ lấy xe bị tạm giữ
- Nghị định về bảo vệ dân phố mới nhất
- Hướng dẫn cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ
- Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ logo công ty, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v..
Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.
Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo.