Ngày nay, tội phạm ngày càng gia tăng. Các tội phạm thuộc nhóm xâm phạm quyền sở hữu rất đa dạng; gây ra không ít khó khăn cho những người thực hiện pháp luật. Có những người ngang nhiên lấy cắp tài sản của người khác, ngay trước mặt họ. Đó là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Vậy Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở; vướng mắc của người khác để lấy tài sản một cách công khai.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu; hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Người bị chiếm đoạt tài sản biết việc tài sản của mình bị chiếm đoạt; nhưng vì các lý do khác nhau mà họ không thể ngăn chặn sự việc đó.
Tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Quyền sở hữu tài sản của con người gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác thực hiện hành vi này; là do biết người bị hại không dám; hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản. Chẳng hạn, người bị hại là người già yếu, phụ nữ, người đang làm việc ở xa …
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 172 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Hành hung để tẩu thoát;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;
đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản
Để hiểu rõ hơn về Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì? Chúng tôi xin đưa ra mộtt vụ án công nhiên chiếm đoạt tài sản; đã được đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Bị cáo C và anh Phạm Văn K, sinh năm 1998, ở thôn V, thị trấn K; huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là bạn bè với nhau. Do có mâu thuẫn trong khi đi chơi và sinh hoạt nên chiều ngày 03/3/2020; bị cáo C nhiều lần điện thoại cho anh K để gặp nói chuyện nhưng anh K bận nên không gặp. Đến khoảng 22 giờ 30 phút ngày 03/3/2020; bị cáo C tiếp tục gọi cho anh K, lúc này anh K đang cùng với anh Đồng Văn H; sinh năm 1995 ở cùng thôn chơi bi- a tại quán Phong Kiểm ở thôn C; thị trấn K, Lạng Giang nên bảo bị cáo C ra quán.
Bị cáo C đi bộ từ nhà đến quán bi a; khi đến cổng nghe thấy anh K đang đứng ở bàn bi-a nói với anh H; “hôm nay em phải chơi thằng C này” nên bị cáo C bực tức bảo “K ơi mày định chơi ai”. Sau đó bị cáo C đi vào bàn uống nước; ngồi gần anh H rồi nói với anh K “K ơi thế nào, ra đây nói chuyện”; thì anh K đến ngồi đối diện với bị cáo C; thấy vậy anh H can ngăn hai người giảng hoà.
Khi ngồi anh K cầm điếu cày lên; bị cáo C nghĩ anh K muốn gây gổ đánh nhau nên nói “mày định đánh tao à”; rồi đi đến bàn cầm 01 chiếc gậy bi-a; thấy vậy anh K bỏ chạy ra cửa quán về phía ngã tư K nên bị cáo C đuổi theo vụt trúng vào lưng anh K một cái; anh K chạy được khoảng 15 mét thì vòng ngược lại; bị cáo C đuổi và vụt trúng vào vai anh K một cái nữa.
Anh K chạy qua cửa quán bi-a lên phia tr ước khoảng 50 mét thì trốn vào đống gỗ cạnh đường, bị cáo C đến cửa quán bi-a thì dừng lại không đuổi nữa. Lúc này bị cáo C nhìn về cửa quán thì thấy 01 xe mô tô nhãn hiệu GUANGTA biển kiểm soát 98L6- 0342 của anh K vẫn cắm chìa khoá ở ổ xe nên nảy sinh ý định chiếm đoạt. Bị cáo C đi đến ngồi lên xe, lùi ra đường, quay đầu xe về hướng thị trấn K và bảo anh H đang đứng gần đó “mày bảo thằng K lên K gặp tao nói chuyện”, sau đó nổ máy đi về phía thị trấn K.
Lúc này anh K đứng cách đó khoảng 50 mét và nhìn thấy bị cáo C lấy xe của mình; nhưng không ngăn cản được. Bị cáo C điều khiển xe đi lên thị trấn K dừng xe ở đường đợi khoảng 30 phút; không thấy anh K gọi điện nên đi xe đến nhà anh Phạm Công M; sinh năm 1996 ở khu 1, thị trấn K, Lạng Giang vay 1.000.000đ; và đăt lại xe làm tin, số tiền này bị cáo C đã tiêu cá nhân hết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký mã số thuế cá nhân ; Khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo độc quyền… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 02 triệu, chưa phạm tội lần nào,…) thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Như vậy, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.
Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự