Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài cần có những gì? Liệu hộ sơ trườn trường hợp này có gì khác cần đặc biệt chú ý hay không? Đây là những thắc mắc Luật Sư X nhận được trong khoảng thời gian gần đây. Để giải đáp thắc mắc của khách hàng chúng tôi gửi đến bạn đọc bài tư vấn về “Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài tại Việt Nam 2021”. Mời bạn đọc tham khảo!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài có những điểm cần lưu ý, khác với hồ sơ ly hôn bình thường. Vì vậy khi làm hồ sơ bạn cần lưu ý chuẩn bọ đầy đủ giấy tờ theo hướng dẫn dưới đây nhé.
Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài
Hồ sơ để tiến hành thủ tục ly hôn đối với người nước ngoài về quy định chung cũng sẽ gồm những giấy tờ như thường lệ. Tuy nhiên vì có yếu tố nước ngoài đặc biệt nên hồ sơ cần có thêm những giấy tờ liên quan. Cụ thể bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ gồm:
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với con chung, con riêng quốc tịch Việt Nam.
- Xác nhận nơi cư trú của bị đơn khi xin đơn phương ly hôn.
- Bản sao công chứng CMTND, hộ khẩu của vợ, chồng là người Việt Nam nếu yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
- Bản sao CMTND, bằng cấp của phiên dịch viên hỗ trợ thủ tục ly hôn tại Tòa án.
- Đơn xin ly hôn.
Hồ sơ đối với trường hợp người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
Ngoài những giấy tờ trên, trong trường hợp người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam cần có thêm:
- Bản hợp pháp hóa lãnh sự đơn xin ly hôn viết tay.
- Bản hợp pháp hóa lãnh sự Hộ chiếu của người nước ngoài.
Hồ sơ đối với trường hợp người nước ngoài cư trú dài hạn tại Việt Nam
Người nước ngoài cứ trú lâu dài ở Việt Nam ngoài những giấy tờ quy định như ở trên còn cần thêm:
- Bản sao công chứng hộ chiếu, thẻ tạm trú của người nước ngoài.
- Đơn xin ly hôn theo mẫu nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
Trường hợp thuận tình ly hôn đối với người nước ngoài
Thuận tình ly hôn đối với người nước ngoài thì cũng cần phải có đầy đủ những giấy tờ như quy định ở trên. Trường hợp này đặc biệt ở chỗ quá trình tiến hành sẽ đơn giải hơn. Vì mọi vấn đề cần giải quyết như chia tài sản; quyền nuôi con; cấp dưỡng và những vấn đề khác đều đã được vợ chồng thỏa thuận từ trước. Họ chỉ đem hồ sơ ly hôn ra tòa và viết những thỏa thuận của mình ra yêu cầu tòa án công nhận.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh là toàn án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài.
Thời gian và quy trình thủ tục giống như giải quyết với người Việt Nam. Cụ thể Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn sau 07 ngày. Kể từ ngày các bên viết bản tự khai tại Tòa án xác nhận việc đồng ý ly hôn.
Bạn đọc quan tâm đến vấn đề, mời tham khảo bài viết sau:
- Thủ tục ly hôn đối với người nước ngoài ở Việt Nam theo quy định mới nhất
- Tài sản chung nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên chồng, vợ có bị mất quyền lợi?
Trường hợp ly hôn ở Việt Nam nhưng đăng ký hết hôn ở nước ngoài
Hồ sơ ly hôn vẫn bao gồm những giây tờ như đã nều:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu)
- Hộ khẩu (có công chứng bản chính);
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con); – Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
- Đặc biệt phải có: làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn tại Sở.
Câu hỏi thường gặp
Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Bản sao công chứng giấy khai sinh đối với con chung, con riêng quốc tịch Việt Nam.
Xác nhận nơi cư trú của bị đơn khi xin đơn phương ly hôn.
Bản sao công chứng CMND, hộ khẩu của vợ, chồng là người Việt Nam nếu yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bản sao CMND, bằng cấp của phiên dịch viên hỗ trợ thủ tục ly hôn tại Tòa án.
Đơn xin ly hôn theo mẫu nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
Bản sao công chứng hộ chiếu, thẻ tạm trú của người nước ngoài.
Nếu bị mất giấy chứng nhân đăng ký kết hôn bản chính. Bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND nơi trước đây đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nêu rõ trong hồ sơ ly hôn lý do không có giấy đăng ký kết hôn gốc. Khi đi xin trích lục bản sao, bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân (CMTND/CCCD, sổ hộ khẩu) để chứng minh nhân thân.
Ly hôn đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở ngước ngoài cần chú ý những điểm sau:
– Trước khi ly hôn bạn cần làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
– Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn tại Sở.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X. Về vấn đề “Hồ sơ ly hôn đối với người nước ngoài.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102