Thưởng Tết là một khoản tiền mà tất cả các người lao động đều mong mỏi nhận được từ doanh nghiệp, công ty vào các ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên họ thắc mắc rằng; tiền thưởng Tết này có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi về Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? để giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi năm 2012, năm 2014)
Nội dung tư vấn
Tiền thưởng Tết của người lao động là gì?
Tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019; có quy định về vấn đề tiền thưởng cho người lao động như sau:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Căn cứ theo quy định được trích dẫn trên; có thể thấy pháp luật không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết cho người lao động. Việc doanh nghiệp có thưởng Tết cho người lao động hay không; điều này phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng doanh nghiệp; thỏa thuận của doanh nghiệp với người lao động. Có thể là trong hợp đồng lao động, hoặc thỏa ước lao động,… Nói chung cũng tùy vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; và các chỉ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động cụ thể.
Tuy nhiên hằng năm, Nhà nước vẫn có các cơ chế nhằm khuyến khích các tổ chức; doanh nghiệp thực hiện thưởng Tết cho người lao động.
Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi năm 2012, năm 2014); thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm:
Các loại thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương, tiền công; từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn; từ chuyển nhượng bất động sản; từ trúng thưởng; từ bản quyền; từ chuyển giao công nghệ; từ nhượng quyền thương mại; từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi: Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2014/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2014/NĐ-CP). Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp (tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài; dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác;
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát; hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, và các tổ chức khác;
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả; mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức; (tại điểm đ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây (điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận;
+ Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
+ Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do đó, trường hợp khi doanh nghiệp, công ty thưởng tết bằng tiền; hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức; thì vẫn có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành; nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.
Mời bạn xem thêm
- Tiền lương hưu có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X; về Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ về luật; hỗ trợ khách hàng về giấy tờ hành chính, giải quyết các khuyến nại hiện nay.
Để giải đáp thắc mắc; nhận thêm thông tin và dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi hãy liên hệ 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển; đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại; không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường; đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế của tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước; với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
Đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể:
– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.