Chào luật sư! Tôi năm nay đã gần 70 tuổi; sinh sống tại Thái Nguyên. Do không phải đi làm cũng như do tình hình dịch bệnh covid- 19 diễn biến phức tạp nên tôi không hay đi ra ngoài; đặc biệt là đã già nên càng không điều khiển phương tiện giao thông. Luật sư cho toi hỏi có phải từ năm 2022 là mức phạt vi phạm giao thông tăng lên không? Có phải vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng? Tôi biết để nhắc nhở con cháu. Tôi xin cảm ơn sự tư vấn của luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022? như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- Thông tư số 58/2020/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Vi phạm giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay; các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể; chi tiết. Vì vậy; hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
Ví dụ: điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; ô tô không có bình chữa cháy;…
Tuỳ thuộc vào tính chất của vi phạm pháp luật; vào hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà các hành vi vi phạm giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vi phạm hành chính. Trong đó; vấn đề vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng đang được mọi người đặc biệt quan tâm. Cụ thể như sau:
Vi phạm giao thông có thể bị phạt 75 triệu đồng?
Từ ngày 1-1-2022, có 6 luật bắt đầu có hiệu lực. Ngoài Luật bảo vệ môi trường năm 2020; Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; Luật biên phòng Việt Nam năm 2020; Luật phòng, chống ma túy năm 2021; Luật thống kê sửa đổi năm 2021; thì Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 cũng có hiệu lực. Vậy có phải theo luật mới thì người vi phạm giao thông có thể bị phạt 75 triệu đồng không? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!
Cụ thể, từ 1-1-2022; người vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng. Quy định tại Khoản 10 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) có quy định:
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
…
d) Phạt tiền đến 75 triệu đồng: cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; giáo dục; giáo dục nghề nghiệp; giao thông đường bộ; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; phòng, chống tệ nạn xã hội;
Như vậy là trong đó có; Lĩnh vực giao thông đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội tăng từ 40 triệu lên 75 triệu đồng; Lĩnh vực cơ yếu, giáo dục, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia tăng từ 50 triệu lên 75 triệu đồng;
Một lần nữa khẳng định: Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân sẽ là 75 triệu đồng.
Một số hành vi vi phạm khác cũng tăng mức phạt từ năm 2022
Một số lĩnh vực khác cũng tăng mức phạt như sau:
- Lĩnh vực điện lực tăng từ 50 triệu lên 100 triệu đồng;
- Lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tăng từ 100 triệu lên 200 triệu đồng;
- Lĩnh vực báo chí tăng từ 100 triệu lên 250 triệu đồng;
- Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.
- Đồng thời, Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi cũng bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực, như lĩnh vực tín ngưỡng, đối ngoại có mức phạt tối đa là 30 triệu đồng; cứu nạn, cứu hộ là 50 triệu đồng; an toàn thông tin mạng là 100 triệu đồng; sở hữu trí tuệ là 250 triệu đồng…
Ngoài các quy định tăng mức phạt trên và quy định vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng; thì Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi còn bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt; tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thay đổi thời hiệu xử phạt một số lĩnh vực; bổ sung trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính…
Có thể bạn quan tâm:
- Có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa?
- Điều khiển ô tô điện có cần giấy phép lái xe không?
- Thủ tục đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc liên hệ qua các kênh:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Trong đó; nhiều quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 100. Cụ thể; điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123 bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. Còn trước đó; theo Nghị định 100 năm 2019; với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Đây là một trong những quy định mà các chủ xe ô tô kinh doanh vận tải cần hết sức lưu ý. Bắt đầu từ ngày 1.1.2022; nếu ô tô không có camera giám sát sẽ bị xử phạt. Đáng lẽ, quy định xử phạt sẽ được áp dụng từ ngày 1.7.2021 theo Nghị định 100 nhưng do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên Chính phủ tiếp tục ra Nghị quyết 66 tạm ngưng việc xử phạt cho đến hết ngày 31.12.2021.
Như vậy, kể từ ngày 1.1.2022, ôtô kinh doanh vận tải gồm taxi, xe khách, xe buýt, xe hợp đồng… bắt buộc phải lắp camera giám sát, nếu không sẽ bị xử phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
Từ ngày 1.1.2022, xe hoạt động kinh doanh vận tải không thực hiện đổi biển số màu vàng sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cá nhân phạt từ 2-4 triệu đồng; tổ chức, doanh nghiệp từ 4-8 triệu đồng.