Nếu bạn là một fan cuồng nhiệt của các bộ phim nước ngoài về chủ đề pháp luật; thì chắc hẳn bạn không còn quá xa lạ với hình ảnh thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả màu trắng, mặc bộ áo choàng đen. Vậy tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn để có câu trả lời cho câu hỏi này.
Tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả?
Những bộ tóc giả đóng vai trò đảm bảo sự “vô danh tính” của các vị thẩm phán. Bộ tóc giả này được gọi là tóc giả tư pháp. Nó được xem là biểu tượng của luật pháp và quyền lực ở 1 mức độ nhất định.
Điều đặc biệt là bộ tóc giả này của họ sẽ không được làm sạch; không được giặt. Bởi họ quan niệm rằng tóc giả càng bẩn, càng đậm màu thì càng thể hiện sự độc lập và kinh nghiệm của thẩm phán, luật sư. Có thể thấy tóc giả mang ý nghĩa rằng người sử dụng nó sẽ gạt bỏ đi mọi kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, màu da, đặt mình vào một tiêu chuẩn chung đại diện cho luật pháp và sẽ xét xử vụ án một cách công bằng, không định kiến.
Bên cạnh tính biểu tượng, trong thời đại mà công nghệ kỹ thuật chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay; bộ tóc giả cũng giúp che giấu danh tính của các thẩm phán; luật sư giúp họ khó bị nhận diện hơn bên ngoài phiên tòa. Chẳng hạn như tại Úc những năm 1980; một loạt vụ tấn công các thẩm phán của Tòa án Gia đình ở nước này đã liên tiếp xảy ra. Tòa án Gia đình được chính quyền Úc cho ra đời vào năm 1975; và không quy định bắt buộc thẩm phán phải mặc áo choàng; hay tóc giả nhằm tạo một không khí tòa án ít trang nghiêm hơn. Tuy nhiên, sau những vụ tấn công này; Úc đã phải yêu cầu thẩm phán Tòa án Gia đình đội lại tóc giả và mặc áo choàng.
Có ý kiến cho rằng việc thẩm phán và luật sư đội tóc giả trắng; mặc áo choàng đen là biểu thị hai thái cực của sự rõ ràng, minh bạch giữa công lý và tội ác. Và tóc màu trắng trên đầu là công lý tối thượng. Khi đội vào, thì người làm công việc đó chỉ có nhiệm vụ vạch ra rõ ràng trắng đen, thị phi. Cái này xuất phát từ xưa, nền tư pháp của Anh phát triển; thường là người trí thức có để kiểu tóc như vậy, nên duy trì đến giờ. Thay vì để tóc và nhuộm thì thẩm phán và luật sư sẽ đội tóc giả.
Nguồn gốc của việc thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả
Theo nguồn tin từ trang Fashion-History; hình ảnh những vị thẩm phán và luật sư đội bộ tóc giả có thể xem là một hệ quả của phong cách thời trang thế kỷ 17. Vị vua Charles đệ nhị đã cho nhập khẩu những bộ tóc giả từ Pháp; vào nước Anh trong năm 1660. Với lí do là bởi vì những bộ tóc này đang là phong cách “thời thượng” dành cho những quý ông giàu có và quyền lực thời điểm này. Bộ tóc này khẳng định người đội nó có một vị thế xã hội cao hơn thường dân.
Chính vua Anh đã chỉ thị giới thẩm phán và luật sư nước Anh đội những bộ tóc này. Điều này như một cách để khẳng định vị thế uy quyền của mình nơi tòa án. Đến thế kỷ 18, dù bộ tóc giả không còn là mốt thời trang đại chúng nữa, giới tư pháp tại Anh và châu Âu vẫn xem nó như một phần quan trọng trong văn hóa và trang phục tòa án của mình.
Tóc giả đã hầu như không còn được sử dụng tại tòa án; trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Hiện nay chỉ còn có nước Anh; và một số quốc gia hay lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh là còn sử dụng tóc giả nhằm mục đích lễ nghi. Từ đầu thế kỷ 21, các thẩm phán tòa án tối cao và Tòa án Nữ hoàng tại Anh và các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung vẫn lưu giữ truyền thống đội bộ tóc giả dài đến vai mỗi khi tham dự các sự kiện mang tính lễ nghi.
Đối với các phiên tòa thường ngày; những thẩm phán thường sử dụng bộ tóc giả ngắn hơn cho thoải mái. Những luật sư tại các quốc gia này; thậm chí còn sử dụng một phiên bản bộ tóc trắng của luật sư được “rút gọn” hơn nữa so với những bộ tóc giả truyền thống từ thế kỷ 17. Tóc giả dành cho luật sư được cắt ngắn, để lộ một phần trán và tóc phía trước.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Tại sao thẩm phán và luật sư nước ngoài đội tóc giả? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Luật sư được có quyền không tố giác tội phạm là thân chủ giống như người thân của người phạm tội. Đồng nghĩa với việc, luật sư phải tố giác tội phạm đối với thân chủ của mình trong trường hợp thân chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm…
Các tiêu chuẩn chung để trở thành thẩm phán bao (Theo Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014) gồm:
– Các tiêu chuẩn về nhân thân – đạo đức: là công dân Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần bảo vệ công lí, liêm khiết, trung thực, có sức khỏe.
– Các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn: có trình độ chuyên môn luật trở lên; đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử; tức là có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử; có thời gian công tác thực tiễn pháp luật.