Hiện nay, việc kết hôn với người nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Vậy trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo pháp luật hiện hành? Hãy cũng Luật sư X làm rõ trong bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hộ tịch năm 2014;
- Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015;
- Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020;
Người nước ngoài là gì?
- Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động; học tập; công tác; sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào nhưng đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Tại Việt Nam mọi công dân đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính; không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp. Tuy nhiên, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn nhiều so với công dân Việt Nam.
Theo Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài. Người không quốc tịch được quy định chủ yếu trong những văn bản sau đây:
- Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49);
- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000;
- Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao ; cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Người nước ngoài; người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các quyền, nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội; văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định.
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài:
Người có yêu cầu đăng nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình, theo đó:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
- Trường hợp không thể bổ sung; hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn. Trong đó, văn bản hướng dẫn phải nêu rõ loại giấy tờ; nội dung cần bổ sung, hoàn thiện; ký; ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định. Thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
- Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ; mỗi người giữ 01 bản.
Lưu ý:
- Trường hợp hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận giấy. Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
- Nếu sau đó hai bên nam; nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài:
Về hồ sơ đăng ký. Bằng cách trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ không cần có VBUQ của bên còn lại tại
- UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
- UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Bên nam hoặc bên nữ có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Giấy tờ nhân thân phải xuất trình:
Các loại giấy tờ cẩn phải xuất trình gồm:
- Hộ chiếu hoặc CMND hoặc thẻ CCCD.
- Các giấy tờ khác có dán ảnh; thông tin cá nhân; còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.
Lưu ý:
- Người nước ngoài xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; hoặc xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Tờ khai phải điền và nộp
Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.
Các giấy tờ đi kèm theo tờ khai gồm:
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam; nước ngoài xác nhận các bên có thể làm chủ được hành vi của mình;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng; xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng.
Lưu ý:
- Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó.
- Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.
- Người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Giấy tờ tương ứng khác
Công dân Việt Nam đã ly hôn; hủy việc kết hôn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn; hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn);
- Công dân Việt Nam là công chức, viên chức. Hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan; đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
Lưu ý:
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng. Hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch. Hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn là 15 ngày. Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện có thẩm quyền.
Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;
Theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm :
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102