Cầm cố giấy tờ tùy thân không còn là việc quá xa lạ. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa biết quy định mới của pháp luật về vấn đề này. Đó là việc Mang CMND, CCCD đi cầm cố bị phạt đến 6 triệu đồng. Bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về quy định mới của pháp luật đối với hành vi mang CMND, CCCD đi cầm cố này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mang CMND, CCCD đi cầm cố bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Như vậy trước đây, trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP chưa có quy định mức phạt đối với hành vi cầm cố và nhận cầm cố CMND/CCCD. Tuy nhiên Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã bổ dung mức phạt cho các hành vi này.
Ngoài ra, vi phạm quy định về cấm cố, nhận cầm cố CMND/CCCD còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 5, 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (khoản 5 Điều 10)
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và số lợi bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó. (Khoản 6 Điều 10)
Một số hành vi khác về CMND/CCCD có cùng mức phạt
Một số hành vi khác về CMND/CCCD có cùng mức phạt từ 04 triệu đến 06 triệu đồng gồm:
– Làm giả Giấy CMND, CMND/CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng Giấy CMND, CMND/CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND giả;
– Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy CMND, CMND/CCCD;
– Mượn, cho mượn Giấy CMND, CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi làm giả, sử dụng CMND/CCCD giả chỉ bị phạt từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng. Hành vi thuê, mượn; cho thuê, cho mượn CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật trước đây chỉ bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng.
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 có quy định như sau:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Trong suốt những ngày vừa qua; người dân cả nước đã được tiến hành lầm lại thẻ Căn cước công dân. Thẻ căn Cước công dân này sẽ thay thế cho Chứng minh nhân dân; theo Luật Căn cước công dân 2014. Loại thẻ Căn cước công dân này theo mẫu quy định tại Thông tư 60/2021/TT-BCA. Thẻ hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm; chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm; bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. Đồng thời, mặt trước bên phải có mã QR, mặt sau bên phải được gắn chip điện tử.
Ai được cấp thẻ Căn cước công dân?
Theo Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19).
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21).
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định; thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những người đã có chứng minh nhân dân 9 số và 12 số; hoặc thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.
Cơ quan cấp căn cước công dân
Theo Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện; cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, công dân cần cấp Căn cước công dân đến Cơ quan công an nơi thường trú; tạm trú để yêu cầu. Hiện nay cơ quan công an trên cả nước đã thực hiện cấp mới căn cước công dân cho người dân. Vậy nếu chưa nhận được CCCD gắn chip, người dân cần làm gì? để nhận được sớm nhất.
Mời bạn đọc xem thêm: Bị xoá sổ hộ khẩu có làm căn cước công dân được không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là các thông tin của Luật Sư X về Mang CMND, CCCD đi cầm cố bị phạt đến 6 triệu đồng. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ về luật, hỗ trợ khách hàng về giấy tờ hành chính, giải quyết các khuyến nại hiện nay.
Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và dịch vụ tư vấn giúp đỡ trực tiếp của luật sư hãy liên hệ 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Hiện nay không có quy định nào về việc chụp ảnh thẻ căn cước phải để kiểu tóc như thế nào. Tuy nhiên cũng phải chú ý phần tóc tai. Tóc mái nên chải gọn gàng, có thể kẹp lên để không che mặt. Như vậy mặt mũi nhìn vào ảnh cũng sáng sủa hơn và không lo vi phạm vấn đề gì khi chụp ảnh căn cước công dân.